Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiĐức-Mỹ đổ lỗi cho nhau: Tương lai u ám

Đức-Mỹ đổ lỗi cho nhau: Tương lai u ám

Các quan chức Đức và Tổng thống Donald Trump đã liên tiếp chỉ trích nhau sau thất bại tại hội nghị G7.

Ngày 30/5, Tổng thống Trump đã dùng Twitter cá nhân để chỉ trích Đức, ”Chúng ta có thâm hụt thương mại vô cùng lớn với Đức, cộng với việc họ đã đóng góp rất ít cho NATO và quân sự. Đây là điều tồi tệ với Mỹ và nó sẽ thay đổi”, Tổng thống Trump viết.

Đây được coi là lời đáp trả của ông Trump, sau khi Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố rằng, châu Âu đã hết thời phụ thuộc hoàn toàn vào đồng minh.

”Tôi đã có trải nghiệm đó trong một vài ngày qua và tôi chỉ có thể nói rằng, châu Âu nên tự nắm lấy số phận ở trong tay mình mặc dù vẫn còn tồn tại tình bạn với Mỹ, Anh hay thậm chí là cả Nga”, bà Merkel nói trong một sự kiện ở thành phố Munich vào hôm 28/5.

Những tuyên bố ”ăn miếng trả miếng” của 2 nhà lãnh đạo Mỹ – Đức tiếp tục làm trầm trọng thêm mối quan hệ đang có phần căng thẳng kể từ khi ông Trump nhậm chức.

Sau nhận định của ông Trump, rất nhiều nhà lập pháp Đức đã lên tiếng phản ứng, trong đó, lãnh đạo Đảng Dân chủ xã hội Martin Schulz cho rằng, Tổng thống Trump đang phá hủy các giá trị truyền thống của phương Tây và phá hỏng sự hợp tác dựa theo tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.

Viễn cảnh u ám

Ngày 30/5, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel cũng đưa ra một lời chỉ trích khác về Mỹ. Nói về cuộc đàm phán G7 ở Taormina, Sicily không hiệu quả, ông Gabriel cho rằng “phía Tây đang trở nên nhỏ hơn một chút” nhằm ám chỉ sự đổ vỡ trong mối quan hệ với Mỹ.

Ông Gabriel đề cập đến việc Tổng thống Donald Trump đã ký một thỏa thuận mua bán vũ khí lớn nhất mà Mỹ có với Arab Saudi và chỉ ra rằng, điều này sẽ chỉ làm tăng dòng người tị nạn đến châu Âu ngày càng nhiều và bất cứ ai liên quan đến cuộc giao dịch  này đều có tội.

Giờ đây, các nhà lãnh đạo chính trị của Đức đã dùng những lời chỉ trích cay nghiệt dành cho Hoa Kỳ. Việc này có ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ giữa hai nước.

Cả bà Merkel và Ngoại trưởng Gabriel đã ám chỉ rằng, họ sẽ tìm cách thực hiện hiệp định về biến đổi khí hậu mà không có sự tham gia của Hoa Kỳ.

Khi mọi việc trở nên tồi tệ, nhiều khả năng Đức sẽ ngừng xuất khẩu vũ khí sang Trung Đông. Đức nằm trong số 5 quốc gia hàng đầu về xuất khẩu vũ khí và tất nhiên các nước Trung Đông là những khách hàng quan trọng.

Qatar, Arab Saudi, Kuwait, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Israel đều nằm trong top 10 nước nhập khẩu vũ khí của Đức trong giai đoạn 2015/2016.

Những cuộc tranh cãi qua lại giữa Washington với đầu tàu của EU, thành phần quan trọng trong NATO có thể sẽ khiến mối quan hệ giữa hai bên trở nên ngày càng trở nên u ám. Và khi mà tới một giới hạn nhất định, khả năng cao sẽ xảy ra kịch bản cân bằng lại quyền lực trên thế giới.

RELATED ARTICLES

Tin mới