Mới đây, phát biểu trong phiên điều trần tại Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ, ông Syring nhấn mạnh những tiến bộ của Triều Tiên trong 6 tháng qua đã “gây quan ngại lớn”. Ông cũng nhấn mạnh giới chức Mỹ “có phận sự phải giả định rằng Triều Tiên hiện nay có thể vươn tới Mỹ bằng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân”.
Triều Tiên công bố hình ảnh cuộc thử nghiệm hệ thống vũ khí chống máy bay mới ngày 28/5. Ảnh: AFP
Ông Syring cho rằng, những kế hoạch đối phó cũng như dự liệu về các tiến bộ của Triều Tiên trong lĩnh vực này cần phải tính đến những gì có thể xảy ra trong 5 đến 10 năm tới. Bởi Triều Tiên không chỉ đang thử tên lửa với một tần suất đáng báo động, mà còn đang phô diễn công nghệ hướng tới phát triển các tên lửa có tầm xa hơn và có khả năng cao hơn.
Chỉ một ngày sau khi ông Syring đưa ra tuyên bố trên, quân đội Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã phóng một loạt vật thể dường như là tên lửa đạn đạo từ bờ biển phía Đông nước này.
Theo thông báo của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS), “Triều Tiên đã phóng nhiều vật thể không xác định, được cho là các tên lửa đất đối hạm” từ khu vực phụ cận thành phố Wonsan, tỉnh Gangwon. Những tên lửa này đã bay khoảng 200km trước khi rơi xuống Biển Nhật Bản.
Trong khi đó, Reuters ngày 7/6 đưa tin, sau khi Mỹ thử thành công hệ thống đánh chặn ICBM tháng trước, Lầu Năm Góc đã nâng cấp đánh giá khả năng bảo vệ nước Mỹ trước các tên lửa đạn đạo liên lục địa hướng tới lãnh thổ nước này, giống như các tên lửa mà Triều Tiên đang phát triển.
Trong một bản ghi nhớ, thay vì nhận định chương trình đánh chặn từ căn cứ đặt trên mặt đất của quân đội Mỹ có khả năng phòng thủ “hạn chế”, giờ đây Lầu Năm Góc tuyên bố đã có “năng lực được chứng minh trong việc bảo vệ lãnh thổ Mỹ trước một số ít mối đe dọa từ tên lửa liên lục địa tầm trung bằng các biện pháp đối phó đơn giản”.
Một câu hỏi lớn trong lúc này: Vì sao các cường quốc lại phản ứng quá mạnh mẽ với các vụ thử tên lửa của Triều Tiên ? Trong khi đó các nước khác như Ấn Độ, Pakistan, Iran, Nga, Mỹ… vẫn thử tên lửa như cơm bữa?
Lý do thứ nhất và cũng quan trọng nhất là các cường quốc “sợ” một Triều Tiên mạnh với những vũ khí nguy hiểm có thể làm hại đến an ninh các nước này. Sự lo ngại đó càng tăng lên khi các cường quốc tin rằng, Triều Tiên là một nước rất khó ứng xử vì liên tục có những động thái thay đổi liên tục và đầy bất ngờ.
Các vụ phóng vệ tinh hoàn toàn chỉ là một vỏ bọc để nước này thử công nghệ tên lửa tầm xa chứ không hề liên quan gì đến công việc nghiên cứu.
Trung Quốc tự xem mình là một siêu cường cũng rẩ “run” khi đồng minh của mình có trong tay những tên lửa tầm xa thiện chiến.
Triều Tiên được cho là đang nắm trong tay một quân đội hùng hậu với một kho vũ khí tên lửa có sức mạnh khủng khiếp. Kho vũ khí đó đủ khiến các cường quốc thế giới phải dè chừng mỗi khi tính đến bất kỳ động thái nào liên quan đến nước này. Với siêu tên lửa bí ẩn có tầm bắn “khủng” , lục địa Mỹ và nhiều nước Châu Âu hoàn toàn nằm trong tầm tấn công của Triều Tiên.
Các cường quốcđều lo ngại rằng, Triều Tiên vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển tên lửa tầm xa và ngày càng có bước tiến mới. Với những tên lửa tầm xa tối tân cùng cách cách hành xử “thất thường”, việc Triều Tiên gây lo ngại cho các nước là điều rất bình thường. Và rõ ràng, vì an ninh của mình, các cường quốc không thể không tìm mọi cách ngăn chặn Bình Nhưỡng.
Lý do thứ hai khiến các nước phản ứng mạnh với kế hoạch của Bình Nhưỡng là vì họ muốn giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Các nước muốn đạt được một kết quả nhất định trong việc tháo gỡ cuộc khủng hoảng đã kéo dài quá lâu này. Để đạt được điều đó, họ cần một Triều Tiên cư xử theo mong muốn của họ. Các cường quốc cũng không muốn Triều Tiên dùng các vụ phóng tên lửa tầm xa làm “lá bài” nâng vị thế của nước này.