Saturday, December 28, 2024
Trang chủĐàm luậnMalaysia “lọt” và chiến lược thống trị Biển Đông của TQ

Malaysia “lọt” và chiến lược thống trị Biển Đông của TQ

Mặc dù Philippines và đôi khi Việt Nam thường được xem là tâm điểm trong các cuộc thảo luận về những mưu đồ và tuyên bố của Trung Quốc ở biển Hoa Nam (Biển Đông). Tuy nhiên, Malaysia hiện đang nổi lên như một nhân tố cốt yếu trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm thống trị Biển Đông cũng như hoạt động thương mại giữa các nước thuộc ASEAN.

Phát biểu và nhận định đáng chú ý về việc Thủ tướng Malaysia thăm Trung Quốc

Trong tuần qua, quan hệ kinh tế của Malaysia với Trung Quốc, vốn trải từ lĩnh vực đàu tư bất động sản đến phát triển cơ sở hạ tầng đã chuyển dịch sang địa hạt của địa chính trị và an ninh. Sự thay đổi này xuất hiện trong khuôn khổ các cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi đầu tháng 5 tại Bắc Kinh, nơi cả hai nhà lãnh đạo cam kết thúc đẩy các sáng kiến có thể được chính thức hóa tại cuộc gặp săp tới dự kiến diễn ra cuối năm nay ở Malaysia. Trong cá sáng kiến này có hoạt động thăm dò chung giữa các công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc và Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia Petronas tại các khu vực lãnh thổ chồng lấn ở Biển Đông. Tất cả những kế hoạch trong các sáng kiến này đều cho thấy tham vọng của Trung Quốc kiểm soát Biển Đông và tạo thế cân bằng ở Eo biển Malacca.

Có nhiều lý do giải thích vì sao Trung Quốc đặt trọng tâm vào Malaysia. Một trong những lý do đó là việc Bắc Kinh muốn phát triển nền tảng cơ sở hạ tầng đường bộ và đường biển mới để gia tăng tầm ảnh hưởng đối với khối ASEAN gồm 10 nước mà Bắc Kinh coi là “sân” phía Nam của mình. Trong khi đó, Malaysia lại phù hợp với mong muốn này của Trung Quốc khi quốc gia Đông Nam Á này nằm ở một trong những vị trí chiến lược nhất dọc Eo biển Malacca và các tuyến thương mại ở Biển Đông.

Trong khí đó, bằng việc gắn kết vơi Trung Quốc, Malaysia hy vọng sẽ tạo ra những động lực tăng trưởng mới để giúp nước này trở thành một người chơi chính trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.

RELATED ARTICLES

Tin mới