Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình đã loại bỏ ‘Con hổ vùng Đông Bắc’, một quan chức có liên kết với phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.
Thụ Lâm (phải) thuộc phe Giang Trạch Dân (trái) đã bị thanh trừng trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình
Ông Tô Thụ Lâm (Su Shulin), cựu tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến, đã bị tước bỏ chức vụ và khai trừ ra khỏi Đảng vào ngày 4/7, sau hơn một năm điều tra, theo tuyên bố của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Tô là một trong nhiều quan chức đã bị hạ bệ trong chiến dịch chống tham nhũng hiện nay của Tập Cận Bình vì những liên kết của mình với các nhân vật chính trị có liên quan đến Giang Trạch Dân.
Một quan chức cấp cao khác, Phó tỉnh trưởng tỉnh Hà Bắc, ông Dương Sùng Dũng (Yang Chongyong), cũng đã bị cách chức và khai trừ khỏi Đảng vào ngày 4/7.
Ông Tô Thụ Lâm đã từng làm tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến kể từ năm 2011. Trước đó, ông Tô sống và làm việc tại quê hương – tỉnh Hắc Long Giang. Tại đây, ông này từng giữ các vị trí lãnh đạo trong Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (Sinopec).
Ông Tô đã bị điều tra vào tháng 10 năm 2015. Theo thông báo công khai của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật, ông Tô đã lạm dụng quyền lực, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng, chống đối hoạt động điều tra, gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích của quốc gia.
Thông báo này nói rằng ông Tô “đã thổi phồng mong muốn ích kỷ của mình; Ông ta đã trở nên liều lĩnh và quá táo bạo.”
Những mối liên kết bè phái
Trước khi thực hiện nhiệm vụ tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến, ông Tô là chủ tịch và là bí thư chi bộ Đảng của Tổng công ty Sinopec từ năm 2007. Trước đó, ông Tô là Phó tổng giám đốc của Sinopec.
Biệt danh “Con hổ vùng Đông Bắc” của ông Tô bổ sung cho ông Liệu Vĩnh Viễn (Liao Yongyuan), người đã từng là chủ tịch của Sinopec từ năm 2013, cho đến khi bị thanh trừng vào năm 2015. Ông Liệu, được gọi là “Con hổ vùng Tây Bắc”, đã bị kết án 15 năm tù giam, và bị phạt 1,5 triệu Nhân dân tệ (khoảng 220.000 USD hay 5 tỷ đồng) vào tháng 1 năm nay.
Ông Tô và ông Liệu có được thành công của mình là nhờ có cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khanh, hiện đã bị trừng trị và là người lãnh đạo Sinopec từ năm 1988 đến năm 1998. Theo tờ Tin tức Bắc Kinh (Beijing News) thuộc cơ quan thông tấn nhà nước, ông Tô hàng năm đều chúc mừng sinh nhật ông Chu trong thời gian ông Chu là sếp của Mỏ khai thác Dầu khí Đại Khánh (Daqing Oil Field) của tỉnh Hắc Long Giang.
Từng là bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật (cơ quan kiểm soát các lực lượng công an và an ninh quốc gia) và cựu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, ông Chu Vĩnh Khang là một trong những quan chức quyền lực nhất đã bị thanh trừ trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình. Sự thăng tiến và sụp đổ của ông Chu gắn liền với Giang Trạch Dân, và Tăng Khánh Hồng.
Phe nhóm liên kết với Giang và Tăng gắn chặt với một mạng lưới phức tạp của các quan hệ chính trị, tham nhũng và trung thành với di sản chính trị. Một dấu hiệu của các quan chức có liên quan đến Giang là vai trò tích cực của họ trong cuộc đàn các học viên Pháp Luân Công, một môn khí công được ưa chuộng tại nhiều nước, nhưng bị cấm ở Trung Quốc theo lệnh của ông Giang từ năm 1999
Trong giai đoạn ông Tô Thụ Lâm còn làm ở Mỏ dầu khí Đại Khánh, 21 học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị tra tấn từ năm 1999 đến năm 2003, trong đó có 11 người làm việc trong ngành dầu khí, theo các nhóm nhân quyền. Ông Tô cũng đã bắt đầu một chiến dịch trong toàn thành phố Đại Khánh vào năm 2001, ép buộc các công nhân và sinh viên phải ký vào các bản cam kết chống lại Pháp Luân Công, với lời đe dọa sa thải đối với những người không tuân thủ.
Tập Cận Bình lên nắm quyền sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18 vào năm 2012. Trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình bắt đầu từ năm 2013, có 1,2 triệu quan chức đã bị kỷ luật, trong đó có 240 quan chức cấp cao.
Hai tháng trước khi bị bắt, ông Tô đã viết một bài báo, chỉ trích ông Chu, người đã bị thanh trừng vào năm 2014, và bị kết án tù chung thân vào năm sau đó.
Sau khi ông Tô bị thanh trừ, tờ Nhân dân Nhật Báo, một tờ báo của nhà nước, đã xuất bản một bài viết, chỉ trích hành vi không phù hợp của ông Tô, rằng: “Ông Tô Thụ Lâm đã phê bình các quan chức tham nhũng, trong khi chính ông ấy là một trong số đó. Ông Tô đã giả vờ quá giỏi.”