Friday, November 15, 2024
Trang chủĐiểm tinVì sao TQ không kiềm chế được Triều Tiên?

Vì sao TQ không kiềm chế được Triều Tiên?

Cuộc đấu tranh phe phái trong chính quyền Trung Quốc ảnh hưởng đến lập trường của Bắc Kinh đối với mối đe doạ hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Tại Trung Quốc, các đối thủ chính trị cố hữu của Tập Cận Bình có chung lợi ích với chính quyền gia tộc họ Kim ở Triều Tiên, và dường như đang lợi dụng mối đe dọa về vũ khí hạt nhân vì lợi ích cá nhân dù cái giá phải trả có thể là an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Trong nhiều năm, các lãnh đạo có liên kết với cựu Giang Trạch Dân đã lợi dụng mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên như một biện pháp phân tán sự chú ý về những vi phạm nhân quyền của họ, đồng thời khiến các đối thủ của họ phải bận tay giải quyết, theo nhận định của các chuyên gia về Trung Quốc.

Ngày nay, tình hình hạt nhân của Bình Nhưỡng đã trở thành tiêu điểm toàn cầu. Các lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc gần đây đã bắt đầu hợp tác ở mức độ đáng ngạc nhiên sau khi Tập Cận Bình và Tổng thống Trump gặp nhau tại Florida để thảo luận về cuộc khủng hoảng Triều Tiên. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận như vậy phải tính đến các mối liên hệ trước đây giữa Trung Quốc và Triều Tiên mà Giang Trạch Dân đã nuôi dưỡng.

Ở tuổi 90, Giang Trạch Dân là một biểu tượng về tham nhũng và vi phạm nhân quyền hơn là một người có cống hiến vào công cuộc quản trị đất nước.

Các bức ảnh từ năm 2004 cho thấy Giang Trạch Dân và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il ôm hôn thắm thiết. Các chính trị gia liên quan đến ông Giang, trong đó có 3 trên 7 thành viên của Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị, đều có mối liên hệ đặc biệt chặt chẽ với Bình Nhưỡng.

Các ủy viên thường trực Trương Đức Giang (Zhang Dejiang) và Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli) đã từng học ở Bình Nhưỡng, nhiều lần đến thăm Triều Tiên, và cho thấy ảnh hưởng của họ trong việc hợp tác Trung – Triều. Trương Đức Giang là người đứng đầu Quốc hội Trung Quốc và là lãnh đạo phụ trách các vấn đề Hồng Kông. Ông này đã xây dựng sự nghiệp của mình thông qua các hoạt động liên quan đến Triều Tiên.

Đồng minh thứ ba của Giang Trạch Dân trong bộ chính trị là Lưu Vân Sơn (Liu Yunshan), trưởng ban tuyên giáo trung ương Trung Quốc, cũng nhiều lần đến thăm Bình Nhưỡng.

Dưới sự bảo trợ của Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), với người đứng đầu là Vương Gia Thụy (Wang Jiarui) thuộc phe Giang, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã giao dịch với Triều Tiên từ năm 2003 đến năm 2015 bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

Các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đã lo lắng nhiều năm về mối đe dọa tên lửa của Triều Tiên, vì Bình Nhưỡng có thể dễ dàng triển khai tên lửa tới các thành phố lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, nghịch lý là, nhiều mặt hàng mà Triều Tiên cần cho các dự án hạt nhân và tên lửa lại đến thẳng từ các doanh nghiệp Trung Quốc.

Theo báo cáo năm 2015 của Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ, các nhà lập pháp Mỹ từ lâu đã cố gắng làm giảm “vai trò của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) trong việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và các tên lửa có thể mang chứa vũ khí này. Các nước nhận công nghệ của Trung Quốc bao gồm Pakistan, Triều Tiên và Iran.”

Ông Don Tse, một chuyên gia về vấn đề Trung Quốc tại trang tiếng Trung Decoding, nói rằng các lãnh đạo ĐCSTQ có liên kết với Giang Trạch Dân thậm chí có thể đã tác động đến thời điểm tiến hành năm vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, để chúng diễn ra trùng với thời điểm phe Giang bị gây áp lực vì những vi phạm nhân quyền, hoặc khi họ trải qua những xáo trộn chính trị từ bên trong chính quyền Trung Quốc.

Ông Don Tse tin rằng cuộc thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên vào tháng 10 năm 2006 là nhằm làm mờ vụ hạ bệ Trần Lương Vũ (Chen Liangyu), một đồng minh của Giang Trạch Dân, khi đó là Bí thư Đảng ủy Thượng Hải và là ứng cử viên cho vị trí lãnh đạo Trung Quốc trong tương lai.

Khoảng thời gian Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, một trụ cột của phe Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo an ninh Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) – đã có âm mưu chặn đứng nỗ lực của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, theo ông Tse.

“Năm 2012, khi ông Jang Song Thaek [chú của Kim Jong Un] thăm Trung Quốc và tổ chức các cuộc họp bí mật với ông Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, họ đã thảo luận việc thuyết phục Kim Jong Un từ bỏ thử nghiệm hạt nhân, cũng như khả năng Kim Jong Un có thể sẽ bị thay thế bởi anh trai Kim Jong Nam“, ông Tse nói.

“Tuy nhiên, Chu Vĩnh Khang đã tiết lộ thông tin này cho Kim Jong Un, và anh ta đã thanh trừng ông Jang.” Các phương tiện truyền thông Triều Tiên đưa tin ông Jang đã bị hành quyết vào ngày 12/12/2013 sau một phiên tòa kéo dài một ngày.

Chu Vĩnh Khang từng là bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ, và là người đứng đầu các lực lượng an ninh quốc tế của Trung Quốc. Tập Cận Bình đã bắt giữ và thanh trừng Chu Vĩnh Khang.

Giang Trạch Dân và phe cánh có đủ lý do để chống lại các động thái cải tổ hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc của Tập Cận Bình.

Vào thời điểm các nhà quan sát phương Tây kỳ vọng việc tăng trưởng kinh tế sẽ thúc đẩy tình hình dân chủ và nhân quyền ở Trung Quốc, chính quyền của ông Giang đã tăng cường đàn áp các dân tộc thiểu số và tín ngưỡng không thuộc phạm vi kiểm soát của nhà nước.

Theo lệnh của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999. Toàn bộ hệ thống an ninh Trung Quốc được sử dụng để đàn áp người dân tập Pháp Luân Công. Ngân sách chi cho an ninh nội địa của Trung Quốc tăng vọt, có thời điểm còn vượt quá ngân sách cho quân đội. Hàng trăm nghìn học viên Pháp Luân Công cũng như những người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, và những người theo đạo Cơ Đốc – đã bị giết hại bởi hệ thống mổ cướp nội tạng của chính quyền Trung Quốc.

“Giang Trạch Dân đã sử dụng mối đe doạ hạt nhân từ Triều Tiên để thu hút sự chú ý của Mỹ khỏi các vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc cũng như chống lại các cuộc tấn công chính trị từ các phe nhóm trong ĐCSTQ, những người không tham gia vào cuộc đàn áp những người vô tội”, ông Tse bình luận.

Các sự kiện gần đây dường như đã minh chứng cho phân tích này. Là một chính trị gia không có quan hệ với ông Giang Trạch Dân hay di sản đàn áp của ông ta, Tập Cận Bình không thấy mối hăm dọa của Bình Nhưỡng đem lại lợi ích gì cho uy tín của ông hay Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới