Wednesday, January 1, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiCuộc sống đối lập ở biên giới TQ – Triều Tiên

Cuộc sống đối lập ở biên giới TQ – Triều Tiên

Từ 6h sáng, những chiếc xe tải nối đuối nhau trên các con phố ở Đan Đông. Chất đầy máy móc, tủ lạnh và hoa quả, đoàn xe đang chờ đi qua cây cầu vắt ngang sông Áp Lục sang Triều Tiên.

Cầu Hữu nghị Trung Quốc – Triều Tiên là tuyến đường sống còn đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. 70% hàng thương mại của Triều Tiên đi qua cây cầu này, và đây cũng chính là nguồn cơn căng thẳng khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn thuyết phục Trung Quốc chấm dứt xuất khẩu sang Triều Tiên.

Nhưng căng thẳng dường như là điều xa vời với những hàng chục chiếc tàu chở các khách du lịch tâm trạng đầy háo hức của Trung Quốc đang hướng về phía Triều Tiên để tìm kiếm những điều kỳ lạ. Những chiếc phà rời xa bờ phía Trung Quốc với các tòa nhà cao chọc trời để sang phía Triều Tiên với khung cảnh nông thôn trái ngược. Du khách nhìn qua ống nhòm để thấy những nông dân Triều Tiên bận rộn dắt châu cày ruộng.

Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát khu vực biên giới với Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo tiếp tục tăng nhiệt và tăng lo ngại về khả năng Mỹ dùng biện pháp quân sự với Bình Nhưỡng.

Khung cảnh đồng quê trong một ngày mùa xuân đầy nắng như vậy có thể đẹp đối với nhiều người. Nhưng đối với người lái phà vị thuyền trưởng, cảnh vật đó đáng để chế nhạo. “Sự khác nhau giữa những người Triều Tiên da trắng và những người Triều Tiên da đen nắng là gì?” vị thuyền trưởng hỏi du khách qua loa cầm tay để bắt đầu những câu chuyện chế giễu để gây cười. “Những người da đen là những người bị rám nắng còn những người da trắng là những người sắp chết đói”, thuyền trưởng nói.

Những du khách Trung Quốc cười vang trong lúc các nông dân Triều Tiên tiếp tục công việc đồng áng của họ ở bờ bên kia sông.

Suốt mấy chục năm qua, thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, vẫn là cảng công nghiệp cằn cỗi. Nhưng những năm gần đây, thành phố này trở nên đông đúc vì thu hút nhiều khách du lịch. Đây là nơi dân trung lưu Trung Quốc có thể có cái nhìn đầu tiên về một nước khác.

Không phải mọi thứ ở bên kia bờ phía Triều Tiên đều khôi hài và khuôn mẫu. Bước qua những người bán rong loại thuốc lá Triều Tiên và những chiếc khuy cài áo hình cố chủ tịch Kim Nhật Thành, du khách 70 tuổi tên là Song Wende bình luận về tình hình bán đảo. “Người Mỹ cần tiếp cận vấn đề này một cách hòa bình”, ông Song nói và xua tay. “Bạn không thể giải quyết vấn đề này bằng vũ lực. Triều Tiên chỉ đơn thuần tự bảo vệ mình trước sự hiếu chiến của Mỹ bằng cách thử hạt nhân. Bên đó rất nghèo. Họ sẽ không lãng phí tiền bạc phát triển vũ khí trừ khi họ phải làm như vậy”, ông bình luận.

Một du khách khác là ông Wang Ye không đồng ý như vậy. Vị du khách 50 tuổi đến từ tỉnh Cát Lâm đi dọc theo cây cầu gãy ở Đan Đông được Nhật Bản dựng lên cách đây 1 thế kỷ rồi sau đó trúng bom của Mỹ năm 1951 để cắt tuyến đường tiếp tế từ Trung Quốc sang Triều Tiên trong thời chiến tranh Triều Tiên. Ông Wang nói rằng ông thấy mệt với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong – un”.

“Ông Kim thứ ba không tốt với Trung Quốc, nhưng chúng tôi vẫn giúp ông ấy”, ông Wang phàn nàn. “Triều Tiên nghèo quá. Cứ nhìn bên kia xem! Ông ấy có thể làm gì để giúp người dân của mình?” ông Wang nói.

Có gia đình phải nhiều lần chạy đi chạy lại qua biên giới, bà Li Jun hy vọng điều đó sẽ không lặp lại nữa. Gia đình bà chạy trốn nạn đói ở Trung Quốc những năm 1950 rồi sau đó lại một nạn đói khác ở Triều Tiên những năm 1990. Hiện nay bà Li đang là chủ một hàng ăn ở Đan Đông. Từ ban công của cửa hàng có thể nhìn sang phía Triều Tiên.

“Bên đó họ sống theo kiểu đội canh tác nông nghiệp. Họ trồng trọt và ăn uống chung theo tập thể. Du khách đến bên này để ngắm nhìn. Nhưng nếu chiến tranh nổ ra sẽ không ai đến đây nữa, đúng không?” bà Li nói.

Bà Gu Yu chờ đợi một thương lai nhiều hy vọng hơn. Công việc bà đang làm hiện nay là bán các căn hộ ang trọng trên đảo Mặt trăng, một hòn đảo nhân tạo ở phía nam Đan Đông với tầm nhìn hướng về câu cầu 320 triệu USD do Trung Quốc xây dựng năm 2013. Cây cầu này vẫn chưa được sử dụng do Triều Tiên không xây đường dẫn lên cầu ở phía của họ.

Cuộc sống đối lập ở biên giới Trung Quốc – Triều Tiên - ảnh 2

Các phà du lịch chở du khách Trung Quốc ngắm cảnh Triều Tiên

Cuộc sống đối lập ở biên giới Trung Quốc – Triều Tiên - ảnh 3
Những tòa nhà cao tầng trên đảo Vầng trăng, phía nam thành phố Đan Đông của Trung Quốc. Ảnh: NPR

Tám tòa tháp cao lớn trên đảo Mặt trăng chỉ cách khu nhà máy Sinuiju, một trong những thành phố lớn nhất của Triều Tiên, tầm một sân bóng. Tầng 31 của tòa tháp là nơi cao nhất ở Đan Đông để ngắm nhìn toàn cảnh.

“Mọi người hay tổ chức tiệc nướng ở đây vào mùa hè”, bà Gu kể. “Đây là đài quan sát để có tầm nhìn tuyệt đẹp về phía Triều Tiên. Nếu bạn quan sát kỹ, bạn còn có thể nhìn thấy ông Kim ở bên kia”, bà Gu nói và chỉ vào chiếc bánh xe Ferris nhỏ xíu trên bờ đổ nát của thành phố Sinuiju.

Bà Gu cho biết 1/3 trong số hơn 1.000 căn hộ trên các tháp siêu hiện đại có tầm nhìn về phía những nhà máy và ống khói bên Triều Tiên đã được bán. “Nếu bạn đến đó, bạn sẽ thấy người Triều Tiên hạnh phúc như thế nào”, bà Gu nói và cho biết bà thường xuyên sang Triều Tiên chơi. “Chắc chắn họ nghèo. Nhưng họ đã quen với điều đó. Giống như là nếu bạn không biết thịt có mùi vị như thế nào thì bạn cũng chẳng thèm thịt. Ngược lại, người Trung Quốc chúng tôi chịu rất nhiều áp lực phải kiếm tiền. Tôi tự nhìn lại đời mình mỗi lần tôi sang thăm nước họ”, bà Gu nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới