Thursday, December 26, 2024
Trang chủQuân sựGiải mã 'lá chắn thép' bảo vệ Matxcơva trước tên lửa hạt...

Giải mã ‘lá chắn thép’ bảo vệ Matxcơva trước tên lửa hạt nhân

Theo National Interest, thành phố có hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh nhất thế giới không phải là Washington DC mà là thủ đô Matxcơva của Liên bang Nga với hệ thống tên lửa đánh chặn mang đầu đạn hạt nhân.

Matxcơva được cho là thủ đô duy nhất trên thế giới có hệ thống tên lửa đánh chặn có thể mang đầu đạn hạn nhân. Đây là một ngoại lệ trong một hiệp ước kiểm soát vũ khí có hơn 40 năm tuổi đời.

Hiệp ước về tên lửa chống tên lửa đạn đạo được ký năm 1972 giữa Liên Xô và Mỹ, hiệp ước này tập trung vào việc hạn chế các loại vũ khí phòng thủ trong đó có các loại tên lửa được thiết kế để hạ gục các loại đầu đạn hạt nhân.

Hiệp ước này được xây dựng trên quan điểm nếu không hạn chế việc triển khai tên lửa chống tên lửa đạn đạo ở cả hai phía sẽ dẫn đến tình trạng chạy đua về vũ khí hạt nhân tấn công, khi một phía cố gắng chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của phía còn lại.

Tuy nhiên, hiệp ước này không loại bỏ hoàn toàn tên lửa chống tên lửa đạn đạo.

Nội dung của nó ghi rõ, mỗi bên được phép thiết lập một khu vực triển khai tên lửa chống tên lửa đạn đạo với tối đa 100 tên lửa và mỗi bên có quyền chọn lựa khu vực bố trí.

Phía Mỹ chọn khu vực xung quanh sân bay Grand Forks, phía Bắc Dakota, làm nơi triển khai hệ thống Safeguard. Còn phía Liên Xô chọn khu vực xung quanh thủ đô Matxcơva làm nơi bố trí hệ thống A-35.

Sức mạnh

Hệ thống A-35 được thử nghiệm lần đầu vào những năm 1950, thời điểm Mỹ bắt đầu sở hữu những loại tên liên lục địa có khả năng phóng tới Matxcơva.

Hệ thống A-35 được thiết kế với vai trò là hệ thống phòng không hoàn chỉnh để bảo vệ Matxcơva khỏi các cuộc tấn công hạt nhân.

Doghouse_dunay3_kh7_receiver

 Ra-đa cảnh báo sớm Dunay trong hệ thống A-35. (Ảnh: USGS)

Ý tưởng thiết kế ban đầu của hệ thống A-35 bao gồm 32 trận địa tên lửa chống tên lửa đạn đạo xung quanh thành phố Matxcơva, với 8 ra-đa cảnh báo tên lửa đạn đạo và 1 ra-đa chỉ huy trận đánh.

Trên thực tế, có 4 trận địa tên lửa được triển khai với 8 bệ phong với tất cả 64 tên lửa. Tất cả tên lửa này đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nhằm phát huy tối đa khả năng phá hủy tên lửa của đối phương.

Hệ thống đầu tiên được trang bị tên lửa chống tên lửa đạn đạo A-350, với kích thước gần bằng tên lửa liên lục địa thời bấy giờ, có trọng lượng 32 tấn và sử dụng nhiên liệu lỏng.

Đầu đạn hạt nhân của tên lửa này có sức công phá khoảng 2 đến 3 megaton và A-350 có khả năng đánh chặn đầu đạn hạt nhân ở độ cao lên đến 120 km nhằm tránh ảnh hưởng tới khu vực thành phố bên dưới.

Bên cạnh tên lửa A-350, Liên Xô còn triển khai 48 tổ hợp tên lửa phòng không S-25 Berkut với tầm bắn 50 km để chống máy bay ném bom của đối phương.

Phiên bản S-25 Berkut được bố trí tại trận địa này cũng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Hệ thống A-35 lúc đầu có khả năng bảo vệ Matxcơva và điện Kremlin khỏi từ 6 đến 8 tên lửa hạt nhân liên lục địa.

5V61-A-350Zh-ABM-TL-1S 3

 Tên lửa A-350 trên đường tới khu vực triển khai.

Mặc dù công đoạn chuẩn bị được gấp rút thực hiện, nhưng việc chạy đua vũ khí hạt nhân của cả hai phe trong Chiến tranh lạnh cho A-35 sớm trở nên lỗi thời.

Thậm chí, năm 1968, trong một “bản thiết kế” của Mỹ về chiến tranh hạt nhân có đề cập việc sử dụng 66 tên lửa Minuteman và 2 tên lửa Polaris để loại bỏ hệ thống A-35 với sức công phá lên đến 65.200 kiloton (để so sánh, quả bom Mỹ thả xống Hiroshima có sức công phá là 16 kiloton).

1033015348 4

 Tổ hợp ra-đa cảnh báo sớm Don-2N thuộc hệ thống A-135. (Ảnh: Sputnik)

Nâng cấp

Liên Xô thực hiện nâng cấp hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo của mình vào giữa những năm 1970, với hệ thống A-135 có khả năng bảo vệ Matxcơva khỏi cuộc tấn công hạt nhân tổng lực cũng như những cuộc tấn công phi hạt nhân.

Hệ thống A-135 bắt đầu được phát triển từ năm 1968, nhưng mãi đến năm 1989 mới đi vào hoạt động và đến năm 1995, phương Tây mới thừa nhận khả năng của hệ thống này.

Hệ thống A-135 có những nâng cấp đáng kể, bổ sung thêm 68 tên lửa mới vào 32 tên lửa ban đầu, nâng con số tên lửa chống tên lửa đạn đạo của Matxcơva lên 100 và chạm trần của hiệp ước đã ký kết năm 1972 của Liên Xô và Mỹ.

Hệ thống A-135 mới sử dụng tên lửa đánh chặn trong bầu khí quyển Novator 53T6 và tên lửa đánh chặn ngoài bầu khí quyển OKB Fakel 51T6.

Cả hai loại tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân 10 kiloton, có sức công phá nhỏ hơn hơn tên lửa A-350 nhiều lần nhưng lại có độ chính xác cao hơn.

1 5

Ống đựng tên lửa  Novator 53T6 trên xe chuyên chở.

Trong những năm 2002-2003, Nga loại biên 32 tên lửa 51T6 của hệ thống này do hết niên hạn sử dụng, còn các tên lửa 53T6 đang được thay thế bằng loại tên lửa mới cũng có tên gọi 53T6 với tầm bắn 80 km và độ cao lên đến 30.000 m.

Matxcơva được cho là đang cân nhắc giữa việc duy trì tên lửa chống tên lửa đạn đạo với đầu đạn hạt nhân có trong hệ thống A-135 hoặc có thể sẽ thay thế hệ thống này bằng những tên lửa phòng thủ phi hạt nhân khác để dành hạn mức đầu đạn hạt nhân cho các lực lượng tấn công.

RELATED ARTICLES

Tin mới