Tuesday, November 19, 2024
Trang chủĐàm luậnTruy nã quốc tế Interpol như thế nào?

Truy nã quốc tế Interpol như thế nào?

Gần đây, Cảnh sát Việt Nam đã gửi nhiều yêu cầu truy nã quốc tế Interpol đã đạt được những thành tích đáng kế, sự phối hợp tích cực của cảnh sát các nước đã bắt được nhiều đối tượng truy nã, “rung trà” để “cá nhảy”  (đối tượng ra đầu thú). Người viết chuyển đến độc giả những thông tin đáng quan tâm

Trụ sở Interpol tại Lyon, Pháp

Tổ chức Interpol

Interpol là tên gọi thường dùng của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (International Criminal Police Organization ), một tổ chức liên chính phủ trên thế giới thi hành luật quốc tế được thành lập ngày 7 tháng 9 năm 1923 tại Viên, Áo.

Interpol bao gồm trên 190 quốc gia thành viên. Trước đây, tổ chức có văn phòng thường trực tại Paris, nhưng từ ngày 1 tháng 5 năm 1989 thì trụ sở chính chuyển về tại Lyon, Pháp.

Hầu hết các nước trên thế giới là thành viên của tổ chức Interpol, còn lại một số quốc gia chưa tham gia như: Cook Islands, Falkland Islands, Faroe Islands, North Korea, Kiribati, Micronesia, Niue, Palau, Republic of China (Đài Loan), Solomon Islands, Tuvalu, Vanuatu.

Đây là tổ chức liên chính phủ lớn thứ hai chỉ sau Liên Hiệp Quốc về số quốc gia thành viên. Cơ cấu Tổ chức điều hành của Interpol gồm Tổng Thư ký và Chủ tịch và các phòng, ban đặc trách các công việc liên quan đến hợp tác quốc tế thực thi pháp luật. Interpol hoạt động độc lập theo tôn chỉ tôn trọng chủ quyền các quốc gia thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Mục tiêu hoạt động

Interpol có một hệ thống cơ sở dữ liệu khổng lồ về tội phạm, một cơ quan đầu não chuyên về điều tra, theo dõi, cung cấp tư liệu liên quan đến tội phạm. Interpol không tham gia vào công việc bắt bớ hoặc can thiệp vũ trang. Các hoạt động đó đều do cơ quan cảnh sát địa phương của quốc gia có liên quan xử lý. Nhưng, Interpol có thể giúp đỡ, hỗ trợ các tổ chức cảnh sát địa phương trong việc theo dõi tiến trình hoạt động của các kẻ bị truy nã, truy tìm và phát lệnh truy nã cho các quốc gia thành viên.

Lĩnh vực quan tâm của Interpol

Những lĩnh vực Interpol không điều tra các vấn đề liên quan đến: chính trị, tôn giáo, quân đội, kỳ thị chủng tộc… Interpol là tổ chức trung lập về chính trị, và hiến pháp không cho phép can thiệp về vấn đề này, về mặt lý thuyết, đó là thực hiện các hoạt động chính trị, quân sự, tôn giáo, hoặc có tính chất phân biệt chủng tộc nhằm góp phần giữ gìn trật tự xã hội trên toàn cầu.

Công việc của tổ chức này tập trung chủ yếu về các loại: Tội phạm hình sự; Tội phạm kinh tế; Tội phạm ma túy; Tội phạm môi trường; Tội phạm tài chính;      Tội phạm Tham nhũng; Tội phạm liên quan đến trẻ em; Tội sản xuất và vận chuyển, buôn bán ma túy, buôn lậu vũ khí; Tội phạm có tổ chức; Tội phạm truy nã; Tội phạm đường biển; Tội làm thuốc giả; Tội phạm công nghệ cao; tội phạm về sở hữu trí tuệ và tham nhũng; Tội phạm truy nã; Tội phạm buôn người; Tội làm hàng giả và tiền giả; Tội phạm buôn người, rửa tiền, khiêu dâm trẻ em, tội phạm cổ cồn trắng; Tội phạm chiến tranh; Tội phạm buôn bán bất hợp pháp các tác phẩm nghệ thuật; Tội phạm gây ra thảm họa môi trường; Tội phạm trong thể thao và các tội phạm liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, tội ác chống lại nhân loại, tội phạm diệt chủng, tội ác chiến tranh, tổ chức tội phạm quốc tế;  vi phạm bản quyền, đánh cắp tác phẩm nghệ thuật.

Truy nã của Interpol

Interpol có một hệ thống cơ sở dữ liệu truy nã tội phạm. Khi tiếp nhận hồ sơ truy nã của Interpol các nước thành viên, căn cứ trên những tiêu chí đặt ra, Interpol phát lệnh truy nã theo các cấp độ và lệnh truy nã này được ban hành tới tất cả Interpol các nước thành viên. Khi một đối tượng được phát hiện trong một nước nào đó, thông tin được chuyển về Ban tổng thư ký Interpol và thông báo cho nơi đề nghị truy nã. Tùy theo pháp luật của từng nước, cảnh sát các nước sẽ phối hợp với nhau để đưa đối tượng về nước.

Các Hiệp định đã ký giữa Việt Nam và các nước

Một số Hiệp định về tương trợ tư pháp đã ký giữa Việt Nam và các nước:

  1. Hiệp định chuyển giao người bị kết án đã ký với 5 nước: Anh, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan và Hungary
  2. Hiệp định dẫn độ đã ký với 5 nước: An-gie-ri, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Hungary
  3. Hiệp định về tương trợ tư pháp đã ký với 24 nước: An-gie-ri, Ấn Độ, Anh, Balan, Bê-la-rút, Bun-ga-ri, Bun-ga-ri, Ca-dắc-xtan, Căm-pu-chia, Cu Ba, Đài Loan Trung Quốc, Hàn Quốc, Hung-ga-ri, In-đô-nê-xi-a, Lào, Nga, Mông Cổ, Pháp, CH Sec, Triều Tiên, Trung Quốc, U-crai-na, Tây Ban Nha 
RELATED ARTICLES

Tin mới