Viện Khoa học xã hội Trung Quốc vừa công bố “Báo cáo đánh giá tình hình an ninh khu vực xung quanh trung Quốc – 2017: quan hệ nước lớn và trật tự khu vực”.
Một vành đai, một con đường của Trung Quốc
Theo báo cáo, chịu ảnh hưởng từ sự “tăng nhiệt” của vấn đề bán đảo Triều Tiên, ảnh hưởng của nhân tố biển Hoa Nam (Biển Đông), tình hình an ninh xung quanh Trung Quốc có sự thay đổi rõ rệt, cạnh tranh giữa các nước lớn Nga Mỹ, Trung Mỹ, thậm chí đối kháng ở mức độ ngày càng quyết liệt hơn. Sự tác động lẫn nhau giữa các nước lớn không ngừng được khơi sâu, trạng thái cạnh tranh và hợp tác nhanh chóng phân hóa. Một mặt là hợp tác chiến lược Trung – Nga, Mỹ – Ấn Độ, Mỹ – Nhật Bản phát triển nhanh, một mặt là cạnh tranh, thậm chí đối kháng ở mức độ nhất định giữa các nước lớn Mỹ – Nga, Trung – Mỹ ngày càng quyết liệt, thúc đẩy phân hóa cạnh tranh và hợp tácđến từ hai lực lực lượng chính, một là các nước lớn mới nổi lấy Trung Quốc làm đại diện ngày càng trỗi dậy, hai là nước lớn phát triển lấy Mỹ làm đại diện để bảo vệ bá quyền truyền thống của mình, lôi kéo và chia rẽ khắp nơi trong lĩnh vực chính trị và kinh tế..
Sự thay đổi lớn trong so sánh lực lượng khu vực xung quanh đã gây ra ảnh hưởng to lớn đến môi trường xung quanh Trung Quốc, trong đó lực lượng giữa Trung Quốc và Nhật Bản thay đổi rõ nét nhất. trên phạm vi thế giới, trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thay thế Nhật Bản. Tại khu vực xung quanh, Trung Quốc trở thành nước lớn có nền kinh tế lớn nhất, hơn thế, tốc độ vượt qua Nhật Bản rất nhanh, ngoài ra trong thay đổi sức mạnh, sự gia tăng ở mức độ lớn sức mạnh tổng hợp ở cấp độ quốc gia của Trung Quốc rõ ràng là sự thay đổi quan trọng nhất. Hiện nay tuyệt đại đa số các dự báo đều thừa nhận trong tương lai, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, dự báo được thừa nhận sẽ trở thành sức ảnh hưởng, tiến tới có ảnh hưởng quan trọng đối với việc hoạch định chính sách của các nước.
Ảnh hưởng địa chính trị, địa kinh tế của chiến lược “Vành đai và con đường” của Trung Quốc ngày càng gia tăng và lan truyền ra bên ngoài. Trung Quốc tích cực thực hiện chiến lược “Vành đai và con đường”, sự kết nối lẫn nhau về chiến lược phát triển của các nước dọc theo “vành đai và con đường” ngày càng nhận được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế, theo đó vành đai bè bạn của Trung Quốc ngày càng được mở rộng.
Tuy nhiên, báo cáo cho rằng Trung Quốc thực hiện thúc đẩy chiến lược “Vành đai và con đường” đường biển và đường bộ song hành, đồng thời với cải thiện cục diện chiến lược địa kinh tế, cũng thúc đẩy tổ chức thực hiện chiến lược địa chính trị. Cùng với mức độ thừa nhận của cộng đồng quốc tế về chiến lược “Vành đai và con đường” của Trung Quốc tăng lên và có được sự hưởng ứng tích cực của ngày càng nhiều nước, Trung Quốc ngày càng trở thành trung tâm đọ sức giữa các nước lớn. Thế nhưng các nước xung quanh Trung Quốc, nhất là sự lo ngại và nghi ngờ của các nước lớn phương Tây truyền thống đối với chiến lược “Vành đai và con đường” là rất rõ ràng, coi đây là thiết kế chiến lược để Trung Quốc trỗi dậy và tiến tới thực hiện xưng bá. Trong đó lập trường phản đối của Mỹ và Nhật Bản đối với “Vành đai và con đường” là rất rõ ràng, còn lập trường của Ấn Độ khá mâu thuẫn, xuất hiện sự thụt lùi so với năm 2015.