Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc Trung Quốc, Việt Nam thống nhất cùng các nước trong khu vực tranh chấp chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa từ năm 1975 đến nay
Từ 1975 đến 1990, Việ t Nam hợp tác toàn diện với Liên Xô, Trung Quốc đã ký với Mỹ Thông cáo chung ở Thượng Hải năm 1972, mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô không giảm; Việ t Nam và Trung Quốc xảy ra chiến tranh năm 1979 khiến tranh chấp giữ Việt Nam và Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa trở nên gay gắt.
Chính quyền Việt Nam thống nhất tiếp tục khẳng định chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vẫn chịu những dư âm tác động đối đầu của các thế lực quốc tế trước đây chưa chấm dứt được sự tranh chấp chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa .
Sau chiến thắng Buôn Mê Thuột, thời cơ chiến lược giải phóng Miền Nam đã đến. Bộ chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong mùa khô 1975 bao gồm các đảo và các quần đảo Trường Sa, Côn Lôn, Phú Quốc…
Ngày 5 tháng 4 năm 1975, Bộ Tư lệnh Hải quân chủ trương chuẩn bị chiến đấu giải phóng quần đảo Trường Sa. Lực lượng tham gia giải phóng gồm có các tàu của đoàn vận tải quân sự 125, đoàn 126 đặc công, tiểu đoàn 471, đặc công quân khu 5 và tiểu đoàn 407 cùng lực lượng đặc công tỉnh Khánh Hoà. Bộ Tư lệnh Hải quân chủ trương nhanh chóng đánh đảo Song Tử Tây trước để làm bàn đạp và rút kinh nghiệm đánh tiếp các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, An Bang, Trường Sa và các đảo còn lại của quần đảo.
Ngày 9 tháng 9 năm 1975, đại biểu chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tại hội nghị khí tượng thế giới tiếp tục đăng ký đài khí tượng Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 10 tháng 9 năm 1975, Bắc Kinh gửi công hàm cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa).
Ngày 24 tháng 9 năm 1975, trong cuộc gặp đoàn đại biểu Đảng và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà do Tổng bí thư Lê Duẩn dẫn đầu, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố sau này hai bên sẽ bàn bạc về vấn đề Tây Sa và Nam Sa.
Ngày 12 tháng 5 năm 1977, chính phủ Việt Nam tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
Tháng 9 năm 1977, khi thăm Philippines và tháng 10 năm 1977 khi đi thăm Malaysia, thủ tướng Phạm Văn Đồng đồng ý với tổng thống Ferdinand Marcos và thủ tướng Hussein On rằng hai bên sẽ giải quyết mọi tranh chấp và bất đồng bằng thương lượng hoà bình.
Tháng 3 năm 1978, Hội nghị hành chính thế giới về thông tin vô tuyến điện thông qua một nghị quyết cho phép Trung Quốc sử dụng một số tần số trên vùng trời Hoàng Sa.
Ngày 30 tháng 12 năm 1978, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố bác bỏ luận điệu nêu trong tuyên bố ngày 29 tháng 2 năm 1978 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc về vấn đề quần đảo Trường Sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhắc lại lập trường của Việt Nam chủ trương giải quyết mọi tranh chấp hoặc bất bình bằng thương lượng hoà bình.
Ngày 30 tháng 7 năm 1979, Trung Quốc đã công bố tại Bắc Kinh tài liệu để chứng minh rằng Việt Nam đã “thừa nhận” chủ quyền Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 7 tháng 8 năm 1979, Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bác bỏ sự xuyên tạc của Trung Quốc trong việc công bố một số tài liệu của Việt Nam liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này, nhắc lại lập trường của Việt Nam về việc giải quyết sự tranh chấp về 2 quần đảo giữa hai nước bằng thương lượng hoà bình.
Ngày 28 tháng 9 năm 1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố một số tài liệu về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 28 tháng 9 năm 1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ việc Philippines tuyên bố sát nhập hầu hết lãnh thổ Trường Sa vào lãnh thổ Philippines.
Ngày 30 tháng 1 năm 1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố văn kiện về Tây Sa và Nam Sa. Ngày 5 tháng 2 năm 1980, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố vạch trần thủ đoạn xuyên tạc của Trung Quốc trong văn kiện ngày 30 tháng 1 năm 1980.
Ngày 29 tháng 4 năm 1980, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho Malaysia phản đối việc Malaysia công bố bản đồ Malaysia lấn vào vùng biển và thềm lục địa Việt Nam tại vùng Trường Sa.
Ngày 8 tháng 5 năm 1980, nhân chuyến viếng thăm và hội đàm với Malaysia, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã khẳng định đảo An Bang là của Việt Nam.
Tháng 6 năm 1980, tại Hội nghị khí tượng khu vực châu Á II họp tại Genève, đại biểu Việt Nam tuyên bố trạm khí tượng của Trung Quốc tại Sanhudao (đảo Hoàng Sa của Việt Nam) là bất hợp pháp. Kết quả là trạm Hoàng Sa của Việt Nam được giữ nguyên trạng trong danh sách các trạm như cũ.
Ngày 13 tháng 6 năm 1980, Việt Nam yêu cầu OMM đăng ký trạm khí tượng Trường Sa vào mạng lưới OMM.
Tháng 12 năm 1981, Tổng cục Bưu điện Việt Nam điện cho Chủ tịch ủy ban đăng ký tần số tại Genève phản đối việc Trung Quốc được phát một số tần số trên vùng trời Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tháng 12 năm 1981, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố sách trắng: “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam”.
Tháng 6 năm 1982, Tân Hoa xã loan tin là một hải cảng lớn được xây dựng tại Hoàng Sa.
Tháng 10, tại Hội nghị toàn quyền của UIT, đại biểu Việt Nam tuyên bố không chấp nhận việc thay đổi phát sóng đã được phân chia năm 1978 tại Genève.
Ngày 12 tháng 11 năm 1982, chính phủ Việt Nam công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải .
Ngày 4 tháng 2 năm 1982, chính phủ Việt Nam thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Ngày 9 tháng 12 năm 1982, chính phủ Việt Nam lập huyện Trường Sa. Đến ngày 28 tháng 12 năm 1982, chính phủ Việt Nam quyết định huyện Trường Sa được nhập vào tỉnh Phú Khánh. Tháng 1 năm 1983, Hội nghị hành chính thế giới về thông tin vô tuyến đồng ý sẽ xem xét đề nghị của Việt Nam về việc phát sóng trên vùng trời Hoàng Sa và Trường Sa tại hội nghị sắp tới.
Cũng tháng 01 năm 1983, Hội nghị hàng không khu vực châu Á Thái Bình Dương họp ở Singapore. Trung Quốc muốn mở rộng FIR Quảng Châu lấn vào FIR Hà Nộivà FIR TP Hồ Chí Minh, nhưng Hội nghị quyết định duy trì nguyên trạng.
Từ ngày 4 đến 16 tháng 4 năm 1984, đoàn đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đoàn đại biểu tỉnh Phú Khánh thăm huyện Trường Sa. Thứ trưởng Bộ Thủy sản Việt Nam Vũ Văn Trác đi khảo sát nghề cá tại huyện Trường Sa.
Ngày 25 tháng 4 năm 1984, Ủy ban địa danh Trung Quốc công bố tên mới cho các đảo, bãi, đá trong Biển Đông trong đó có đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 6 tháng 5 năm 1984, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối việc đặt tên của Trung Quốc.
Tại Hội nghị tổ chức thông tin vũ trụ quốc tế (INTU SAT) lần thứ 13 họp tại Bangkok, đại biểu Việt Nam đã phản đối việc Trung Quốc sử dụng những bản đồ ghi Hoàng Sa, Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, Nam Sa) là của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối Malaysia chiếm đóng đảo Hoa Lau trong quần đảo Trường Sa. Việt Nam phản đối việc ngày 1 tháng 6 năm 1984 Quốc hội Trung Quốc tuyên bố việc thiết lập khu hành chính Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Tây Sa, Nam Sa.
Vào đầu năm 1985, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam ra thăm quần đảo Trường Sa.
Sang năm 1986, ông Hồ Diệu Bang, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng Lưu Hoa Thanh, Trương Trọng Tiến đi thị sát Hoàng Sa.
Tháng 5 năm 1987, đô đốc Giáp Văn Cường, Tư lệnh hải quân Việt Nam ra thăm quần đảo Trường Sa.
Từ 16 tháng 5 đến 6 tháng 6 năm 1987, hải quân Trung Quốc tập trận tại vùng biển Trường Sa.
Tháng 10 năm 1987, hải quân Trung Quốc diễn tập quân sự tại tây Thái Bình Dương và nam Biển Đông. Ngày 10 tháng 11 năm 1987, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên đảo Louisa (1130 – 608)
Tháng 1 năm 1988, một lực lượng lớn tàu chiến, có nhiều tàu khu trục và tàu tên lửa, đi từ đảo Hải Nam xuống phía Nam, trong đó có bốn chiếc được phái đến khu vực quần đảo Trường Sa, khiêu khích và cản trở hoạt động của hai tàu vận tải Việt Nam trong khu vực bãi đá Chữ Thập và bãi đá Châu Viên là hai bãi san hô còn đang lập lờ mặt nước.
Quân lính Trung Quốc cắm cờ trên hai bãi đá trên, đồng thời cho tàu chiến thường xuyên ngăn cản, khiêu khích các tàu vận tải của Việt Nam đang tiến hành những hoạt động tiếp tế bình thường giữa các đảo do quân đội Việt Nam bảo vệ. Trong đợt hoạt động trên, Trung Quốc đã thành lập một bộ tư lệnh đặc biệt, sử dụng lực lượng của hạm đội Nam Hải, được tăng cường một bộ phận của hạm đội Đông Hải và họ thường xuyên dùng trên 20 tàu các loại ở khu vực quần đảo Trường Sa.
Về sự kiện xảy ra ngày 14 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc nói rằng: “Trung Quốc buộc phải phản kích để tự vệ”. Theo cách nói đó, có nghĩa là hải quân Việt Nam là kẻ tấn công (bằng hai tàu vận tải!), còn hải quân Trung Quốc là kẻ phòng thủ tự vệ.
Trung Quốc sử dụng một biên đội tàu chiến đấu gồm sáu chiếc, trong đó có ba tàu hộ vệ số 502, 509 và 531 trang bị tên lửa và pháo cỡ 100mm, vô cớ tiến công bắn chìm ba tàu vận tải Việt Nam đang làm nhiệm vụ tiếp tế ở các bãi đá Lan Đao, Cô Lin, Gac Ma thuộc cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam.
Ngày 14 tháng 3 năm 1988, giữa Trung Quốc và Việt Nam đã nổ ra cuộc chiến đấu trên biển Nam Trung Quốc. Cuộc chiến đấu này mặc dù chỉ diễn ra trong thời gian 28 phút nhưng nó đã làm cả thế giới quan tâm theo dõi.
Tàu vận tải số 64 của hải quân Việt Nam chở đầy binh lính bị bắn chìm tại chỗ, tàu đổ bộ số 505 và một tàu vận tải khác số 605 bị bắn trọng thương, kéo theo đám cháy và cột khói đen ngòm. Tàu đổ bộ số 505 bị chìm trên đường về, còn tàu đổ bộ số 605 thì bị mắc cạn.
Cuộc chiến đấu không cân sức trên giữa các tầu vận tải của Việt Nam vời các tầu chiến của Trung Quốc, vẻn vẹn chỉ diễn ra có 28 phút đã kết thúc với kết quả phía Việt Nam có một tàu bị chìm tại chỗ, hai tàu bị thương, chết và bị thương 20 người, mất tích 74 người. Còn phía Trung Quốc chỉ có một số nhân viên khảo sát và nhân viên khác trên đảo bị thương, ngoài ra không bị tổn thất gì, đây là một trận chiến đấu trên biển mà phía Trung Quốc cho là «đánh gọn và đẹp mắt». Sau các va chạm trên, hải quân Trung Quốc tiếp tục ngăn cản các hoạt động tiếp tế do tàu Việt Nam thực hiện.
Tính đến ngày 6 tháng 4 năm 1988, Trung Quốc đã chiếm đóng: Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Subi.
Ngày 3 tháng 1 năm 1989, Trung Quốc đặt bia chủ quyền trên các bãi họ chiếm được trong năm 1988: Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Subi.
Năm 1988, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông báo cho Liên Hợp Quốc, gửi nhiều công hàm phản đối đến Bắc Kinh và đặc biệt là các công hàm ngày 16, 17, 23 tháng 3 năm 1988 đề nghị hai bên thương lượng giải quyết vấn đề tranh chấp.
Trung Quốc tiếp tục chiếm giữ các bãi đá đã chiếm được và khước từ thương lượng. Ngày 14 tháng 4 năm 1988, Bộ ngoại giao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phản đối việc Quốc hội Trung Quốc sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải Nam (nghị quyết ngày 13 tháng 4 năm 1988 thành lập tỉnh Hải Nam). Tháng 4 năm 1988, Bộ Ngoại giao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố sách trắng “Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và luật pháp quốc tế”.
Ngày 14 tháng 8 năm 1989, chính phủ Việt Nam quyết định thành lập Cụm kinh tế khoa học dịch vụ trên vùng bãi ngầm Tứ Chính, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Tần, Phúc Nguyên thuộc thềm lục địa Việt Nam có toạ độ 7 – 803B, 109 – 112020 Đ.
Ngày 2 tháng 10 năm 1989, người phát ngôn Ngoại giao Việt Nam tuyên bố bác bỏ luận điệu trong bản tuyên bố của Trung Quốc ngày 28 tháng 4 năm 1989. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên án Việt Nam xâm phạm trái phép một số đảo và cù lao tại bãi Vạn An và Bãi Vạn Nhã thuộc “quần đảo Nam Sa”.
Tháng 5 năm 1989, Trung Quốc xâm chiếm thêm một số đảo nhỏ. Ngày 9 tháng 3 năm 1990, Trung Quốc kết thúc đợt khảo sát khoa học ở quần đảo Trường Sa bắt đầu từ ba năm trước.
Ngày 18 tháng 3 năm 1990, nhiều tàu đánh cá từ Quảng Châu đến đánh cá ở Trường Sa. Ngày 16 tháng 4 năm 1990, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi bản ghi nhớ cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc cho nhiều tàu quân sự, tàu khảo sát, tàu đánh cá đến hoạt động trong vùng biển Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
Ngày 28 tháng 4 năm 1990, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc đã cho quân lính xâm chiếm bãi Én Đất trên quần đảo Trường Sa.
Từ năm 1990 đến nay, khối Liên Xô và Đông Âu sụp đổ , Việ t Nam đổi mới, làm bạn với tất cả các nước kể cả Trung Quốc và Mỹ, sự tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa giữa Trung Quốc và Việt Nam không còn gay gắt như trước, song số dự trữ dầu lửa lớn ở Biển Đông khiến Trung Quốc vẫn chưa chịu trả Hoàng Sa cho Việt Nam và các nước khu vực và Trung Quốc vẫn tiếp tục tranh chấp với Việt Nam ở Trường Sa.
Tháng 8 năm 1990, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đề nghị tiến hành khai thác chung khu vực quần đảo Trường Sa.
Ngày 1 tháng 12 năm 1990 trong cuộc đi thăm Philippines, Thủ tướng Lý Bằng nói: “Chúng ta có thể tìm ra một giải pháp thích hợp đối với vấn đề Trường Sa với các bên hữu quan vào lúc thích hợp, nếu không phải là vào lúc này, tôi nghĩ chúng ta có thể gác lại vấn đề này và không để nó gây trở ngại trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng hữu quan”.
Ngày 1 tháng 2 năm 1991, Trung Quốc xây dựng nhiều hải đăng trên các bãi đá ngầm mới chiếm được trong quần đảo Trường Sa.
Ngày 25 tháng 5 năm 1991, Trung Quốc công bố kết quả 8 năm khảo sát khoa học ở Trường Sa kể từ năm 1984. Ngày 4 tháng 7 năm 1991 tại KuaLa Lumpur tổ chức một hội thảo không chính thức về giải quyết các tranh chấp trên vùng Biển Đông, Trung Quốc có cử đoàn cán bộ tham gia, người phát ngôn Bắc Kinh tuyên bố việc tham gia như thế không phải là Trung Quốc đã thay đổi lập trường và nói: “Trung Quốc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hoà bình, Trung Quốc sẵn sàng cùng các nước liên quan thảo luận con đường và phương pháp cùng khai thác”.
Từ ngày 15 đến 18 tháng 7 năm 1991, do sáng kiến của Indonésia, một hội nghị quốc tế đã được tổ chức tại Bombay giữa các quốc gia trong khu vực về vấn đề quần đảo Trường Sa. Bản thông cáo cuối cùng khuyến khích đối thoại và đàm phán.
Ngày 10 tháng 11 năm 1991, các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc ký tại Bắc Kinh thông báo chung về bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.
Ngày 25 tháng 2 năm 1992, Quốc hội Trung Quốc công bố luật lãnh hải và vùng tiếp giáp Trung Quốc, quy định lãnh hải rộng 12 hải lý và lãnh thổ Trung Quốc giữa bốn quần đảo Đông, Tây, Nam, Trung Sa và đảo Điếu Ngư. Năm 1994, Việt Nam phản đối Trung Quốc đã xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam khi Trung Quốc ký với công ty Crestones (Mỹ) cho phép thăm dò khai thác dầu mà Trung Quốc gọi là hợp đồng Vạn An Bắc 21.
Ngày 18 tháng 4 năm 1994, ông R.C. Thompson, chủ tịch công ty Năng Lượng Crestones (Mỹ) ra thông báo với báo chí, nói rằng họ đang tiến hành khảo sát địa chấn và chuẩn bị thăm đảo để đánh giá tiềm năng dầu khí của khu vực, gọi là hợp đồng “Vạn An Bắc 21”. Thông báo nói rằng: “Việc nghiên cứu khoa học và kế hoạch khai thác thương mại trong tương lai là những bước phát triển mới nhất của lịch sử nghiên cứu khoa học và thăm dò ở Biển Nam Trung Hoa và khu vực vạn An Bắc của Trung Quốc, bắt đầu từ những báo cáo năm 200 TCN vào thời Hán Vũ Đế”!
Trước năm 1957, đã có nhiều công ty nước ngoài khảo sát địa vật lý và khoan thăm dò ở thềm lục địa Nam Việt Nam, trong đó có hai giếng đã phát hiện dầu thương mại. Vào cuối những năm 1970, có nhiều công ty như AGIP (Ý), DIMINEX (CHLB Đức), BOW VALLEY (Canada) đã thăm dò 5 lô dầu ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam. Sau đó đến 1979, các công ty trên chấm dứt hoạt động.
Tháng 9/1975, Tổng cục Dầu khí Việt Nam được thành lập nhằm thúc đẩy hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí. Thềm lục địa Việt Nam rộng chừng 1, 3 triệu km2, được chia thành 171 lô với diện tích trung bình mỗi lô khoảng 8000 km2. Trong đó có 31 lô có độ sâu mực nước biển dưới 50m, 35 lô từ 50 -100m, 10 lô từ 100 – 250m, 38 lô từ 200 – 2000m và 57 lô là có mực nước sâu trên 2000m. Trong phạm vi thềm lục địa Việt Nam có nhiều bồn trầm tích đệ tam có triền vọng chứa dầu khí. Cho đến cuối những năm 80, trên toàn thềm lục địa Việt Nam, chủ yếu ở phía Nam, đã khảo sát trên 100.000 km tuyến địa vật lý, khoan hàng chục giếng tìm kiếm thăm dò và đã phát hiện được ba mỏ dầu khí (Bach Hổ, Rồng và Đại Hùng). Từ năm 1986, mỏ Bạch Hổ bắt đầu được khai thác. Sản lượng năm 1986: 0,04 triệu tấn, 1988: 0,68 triệu tấn, 1989: 1,5 triệu tấn, 1990: 2,7 triệu tấn, 1991: 3,96 triệu tấn… (PTS Nguyễn Hiệp, Phó tổng Giám đốc Công ty dầu khí Việt Nam, “Thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam”, Khoa học và Tổ Quốc, (số 93), 1992, tr5).
Việc thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam trên khiến người ta thấy tiềm năng vùng Biển Đông có nhiều triển vọng về dầu khí. Các tài liệu của Cộng Ḥoà Nhân Dân Trung Hoa cho con số trữ lượng từ 23 đến 30 tỷ tấn dầu tại vùng Nam Biển Đông.Chính số lượng dự trữ dầu lớn như vậy đã khiến cho sự tranh chấp chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa chưa dễ gì chấm dứt , mặc dù thời kỳ Việt Nam mất chủ quyền đã qua đi.
(Còn tiếp)
Comments are closed.