Sunday, May 26, 2024
Trang chủBiển nóngBiển Đông bị ‘bức tử’ vì các hoạt động của TQ

Biển Đông bị ‘bức tử’ vì các hoạt động của TQ

Giới chuyên gia lên tiếng báo động về thực trạng các rạn san hô ở Biển Đông bị hủy hoại phần lớn do hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo trái phép và đánh bắt quá mức của Trung Quốc.

Đảo Phú Lâm

Chúng là những cấu trúc rất quan trọng đối với môi trường biển và giúp ngăn chặn sự suy giảm trữ lượng cá, vốn là nguồn tài nguyên duy trì sinh kế của hàng chục triệu người của nhiều quốc gia trong khu vực.

Các nhà Hải Dương Học từng nghiên cứu khu vực này trong nhiều năm qua, vừa cho biết rằng tình trạng ngày càng khó tiếp cận với các rạn san hô để thực hiện những nghiên cứu quan trọng.

Ông John McManus – một giáo sư chuyên ngành Hải Sinh Học thuộc Đại học Miami ở tiểu bang Florida, Hoa Kỳ nói trên báo Quốc tế rằng chúng ta cần phải bảo vệ các rạn san hô khi chúng chưa hoàn toàn biến mất bởi vì có các loài cá vẫn đang từ các rạn san hô ở ngoài khơi bơi vào”.

Theo một báo cáo nghiên cứu được công bố năm 2016, Biển Đông là môi trường có các rạn san hô phong phú đa dạng sinh học, trải dài trên diện tích khoảng 177.000 dặm vuông (458.430 cây số vuông). Hiện có khoảng 571 loài san hô và 3.794 loài cá sinh sống ở Biển Đông. Để so sánh về sự đa dạng, thống kê cho thấy có khoảng 600 loài san hô tạo nên rạn san hô nổi tiếng Great Barrier Reef ở ngoài khơi bờ biển phía đông nước Úc, và 1.500 loài cư trú tại rạn san hô này.

Tuy nhiên, theo Giáo sư McManus, một số rạn san hô ở Biển Đông đã “biến mất vĩnh viễn” vì bị con người bồi đắp xây dựng các căn cứ quân sự ngay trên chúng. “Nếu con người bồi đắp xây dựng một thứ gì đó, nếu con người trút đất cát, gạch đá, xà bần… xuống, chắc chắn sẽ không có cách nào để hồi phục”.

Theo truyền thông trong nước, kể từ năm 2013, chính phủ Trung Quốc đã điều nhiều tàu nạo vét và phá hủy hầu hết các rạn san hô để bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo ở Đá Chữ Thập, Đá Subi, Đá Vành Khăn, Đảo Phú Lâm và một số đảo nhỏ bị Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông nhằm xây dựng căn cứ quân sự.

Theo ước tính của Giáo sư McManus, diện tích các rạn san hô bị phá hủy do bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo và săn lùng ngao sò, lên đến khoảng 100 dặm vuông (258.999 cây số vuông).

Cụ thể, các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông đã gây thiệt hại cho khoảng 159/162 km2 san hô tại vùng biển này. Trong đó hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo trái phép của Trung Quốc gây thiệt hại khoảng 14/15 km2; hoạt động nạo vét của Trung Quốc gây thiệt hại khoảng 39/40 km2; hoạt động nạo vét làm bến đỗ, kênh rạch cho tàu thuyền đi lại của Trung Quốc gây thiệt hại khoảng 2/3 km2.

Song song với mối đe doạ từ việc nạo vét, bồi đắp thì còn một mối đe dọa lớn khác đối với các rạn san hô là hoạt động khai thác ngao sò khổng lồ của các đoàn tàu đánh cá Trung Quốc với những chiếc tàu có gắn thêm hệ thống chân vịt, càn quét các khu vực như Bãi cạn Scarborough và Quần đảo Hoàng Sa – mà Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á đã đưa ra trong báo cáo vào năm 2019.

Theo Giáo sư McManus, chỉ cầm kiếm được 2 con ngao sò khổng lồ ẩn trong các lớp san hô giống như xi-măng, ngư dân có thể kiếm được khoảng 1.000 USD. Ông cho biết hầu như toàn bộ hoạt động đánh bắt trên Biển Đông được thực hiện bởi đoàn tàu đánh cá của thị trấn Đàm Môn (Tanmen), tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc, nơi mà việc kinh doanh vỏ ngao sò đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương.

Vị Giáo sư này đưa ra ước tính hơn 90% các rạn san hô còn lại ở Biển Đông đồng thời đưa ra cảnh báo rằng cần được chú ý bảo tồn ngay lập tức.

Ông nói thêm rằng, tương lai của các rạn san hô rất quan trọng đối với trữ lượng cá. Ngoài ngao sò, các loài cá khác cũng có mối quan hệ cộng sinh với các rạn san hô, đáng chú ý nhất là chuyện các rạn san hô chính là nơi ẩn náu của tất cả cá con trước khi chúng trưởng thành, sau đó bơi về các vùng ven biển Philippines, Việt Nam và nhiều vùng ở Malaysia.

Giáo sư McManus nhận xét: “Không ai thật sự có được tất cả các thông tin họ cần”. Ông đã nghiên cứu khu vực này từ những năm 1990.

Ông liệt kê 2 chuyến khảo sát khoa học ở Biển Đông lần lượt bị rượt đuổi bởi một chiến hạm và một máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Ông tận mắt chứng kiến vụ va chạm đầu tiên vào năm 2015 khi đi cùng một nhóm phóng viên Philippines đến các tiền đồn của Philippines ở khu vực Quần đảo Trường Sa.

Giáo sư McManus nói: “Nếu mọi người vào khu vực đó trên một chiếc tàu nghiên cứu thì xác suất cao là một trong số các tàu Hải cảnh Trung Quốc… sẽ tiến đến và lao mạnh vào con tàu nghiên cứu.”

Ông ước lượng khoảng 20% trữ lượng cá đã bị khai thác quá mức ở Biển Đông, và hiện có nguy cơ biến mất hẳn, điều này sẽ gây tác động rất lớn đến ngành đánh bắt hải sản.

Bình luận về vấn đề này, chuyên gia John McManus cho rằng, hoạt động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp và đánh bắt quá mức của Trung Quốc có nguy cơ hủy hoại hệ sinh thái và làm cạn kiệt nguồn hải sản ở Biển Đông.

Ở một diễn biến liên quan, mới đây hôm 26/8 Mỹ công bố lệnh cấm vận đối với 24 công ty nhà nước cùng những quan chức của Trung Quốc có liên quan đến hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.

Bộ Thương mại Mỹ đang tung ra đòn trừng phạt đối với các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, khi liệt vào danh sách cấm vận vì đã tạo điều kiện cho Bắc Kinh xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Trong tuyên bố liên quan đến lệnh cấm vận, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nêu rõ: “Kể từ năm 2013, Trung Quốc sử dụng các doanh nghiệp nhà nước để bồi đắp hơn 1.200 ha tại các thực thể có tranh chấp ở Biển Đông, gây mất ổn định khu vực, chà đạp quyền chủ quyền của các nước láng giềng và tàn phá môi trường”.

RELATED ARTICLES

Tin mới