Dưới áp lực từ Bắc Kinh, các nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ Hoa Kỳ đã loại bỏ nỗ lực của một thượng nghị sỹ California nhằm lên tiếng cho các nạn nhân có nguy cơ bị diệt chủng ở Trung Quốc, theo hãng tin AP.
Nghị sỹ Hoa Kỳ Joel Andreson ngày 31/8 tuyên bố ông sẽ không đứng nhìn các học viên Pháp Luân Công bị diệt chủng ở Trung Quốc (Ảnh: Epoch Times)
Thượng viện California đã rút bỏ một nghị quyết đề xuất mang tên SJR 10 nhằm lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công sau khi lãnh sự quán Trung Quốc gửi thư cảnh báo rằng nghị quyết này sẽ gây bất lợi cho mối quan hệ giữa California và Trung Quốc.
Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, là môn khí công gồm 5 bài tập và các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. “Những lợi ích về thể chất và tinh thần của Pháp Luân Đại Pháp khiến môn này phổ biến tới 114 quốc gia với hơn 100 triệu người theo tập”, trích bản Tuyên bố của thành phố North Bay
Sau khi được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, Pháp Luân Công lan rộng khắp Trung Quốc khi người truyền người về lợi ích mà môn tập mang lại. Vào năm 1999, có 70 đến 100 triệu người tập Pháp Luân Công, lần lượt theo ước tính của nhà nước và các học viên.
Tuy nhiên, cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân lại nhìn nhận sự phát triển nhanh chóng của môn tập ôn hòa này là mối đe dọa cho quyền lực cá nhân của ông ta. Bất chấp sự phản đối từ các thành viên Ủy ban thường vụ, ông Giang phát động cuộc đàn áp nhằm loại bỏ Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999.
Cuộc bức hại ngày càng bị lên án rộng rãi khắp thế giới với những vi phạm nhân quyền của chính phủ Trung Quốc liên quan quan đến việc bắt bớ phi pháp, tra tấn tàn bạo, và mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công.
Ông Joel Anderson, thượng nghị sỹ thuộc Đảng Cộng hòa, là một trong những người đề xuất nghị quyết SJR 10. Ngày 8/9, ông đã biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco, yêu cầu Bắc Kinh không được đe dọa các đại biểu dân cử của Hoa Kỳ, theo AP.
Trong cuộc mít tinh ngày 31/8 nhằm ủng hộ nghị quyết SJR 10, ông Anderson đã so sánh hoạt động mổ cướp nội tạng do nhà nước Trung Quốc bảo trợ và tội ác diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc Xã thời Chiến tranh thế giới thứ II.
“Trong Thế chiến II, có những người phủ nhận sự tồn tại của nạn diệt chủng người Do Thái, họ nói chuyện đó không xảy ra. Bây giờ chúng ta đều biết nạn diệt chủng đó đã diễn ra và hàng triệu người Do Thái đã mất mạng. Tôi sẽ không đứng nhìn hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị mất đi sự sống”, ông Anderson nói.
Ông nói: “Nếu bạn thật sự tin rằng không ai đáng bị bức hại hoặc bị hành quyết để lấy nội tạng chỉ vì họ làm theo đức tin, thì bạn cần phải kêu gọi các nhà lập pháp của mình, nói với họ rằng họ cần phải chấm dứt nạn diệt chủng ở Trung Quốc.”
Cũng trọng sự kiện ngày 31/8 tại California, một số học viên Pháp Luân Công thoát khỏi cuộc đàn áp đã chia sẻ về câu chuyện đau lòng của họ, từ khi bị bắt, bị tẩy não, và tra tấn tàn bạo tại Trung Quốc.
Cô Yolanda Yao, hiện là cư dân của thành phố Sunnyvale (California), đã phải từ bỏ nghiên cứu tiến sĩ tại Trung Quốc vì cuộc bức hại. Cô bị bắt vào năm 2011 và bị giam cầm hai năm. Cô nói: “Không từ ngữ nào có thể diễn tả nỗi đau mà tôi cảm thấy. Tôi đã trực tiếp trải qua sự tàn bạo của cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Đó là những thời khắc tối tăm nhất trong đời tôi.”