Monday, November 18, 2024
Trang chủĐàm luậnVấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên(Phần 6)

Vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên(Phần 6)

Triều Tiên vẫn thường xuyên đe dọa tiến hành chiến tranh hạt nhân chống lại Mỹ, nước mà Bình Nhưỡng cho là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại lâu dài của nước này.

Vụ thử tên lửa hạt nhân của Bình Nhưỡng

V. Kịch bản chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên

1. Nguy cơ chiến tranh

Trong những tháng đầu năm 2017, tình hình xung quanh bán đảo Triều Tiên trở nên đặc biệt căng thẳng. Cụm tàu sân bay Mỹ tiến gần đến bán đảo Triều Tiên. Những màn đấu khẩu nảy lửa giữa Bình Nhưỡng và Washington không ngừng nghỉ. Khả năng Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 6 cận kề. Tất cả đã tạo nên bầu không khí căng thẳng mà nhiều người lo sợ có thể bùng nổ thành một cuộc chiến hủy diệt trên bán đảo Triều Tiên.

– 01/01/2017: Kim Jong-un tuyên bố Triều Tiên có thể sớm thử nghiệm ICBM có thể bắn tới lãnh thổ Mỹ – cách Triều Tiên khoảng 9.000 km.

– 27/02/2017: Donal Trump nói mối đe dọa lớn nhất với Mỹ là Triều Tiên và chương trình hạt nhân của nước này.

– 01/03/2017: Mỹ – Hàn tập trận chung thường niên. Triều Tiên luôn cho rằng đây là sự kiện diễn tập xâm lược, dù hai nước đồng minh tuyên bố cuộc tập trận chỉ mang tính phòng vệ.

– 06/03/2017: Triều Tiên phóng 4 quả tên lửa đạn đạo, 3 trong số rơi vào vùng đặc quyền kinht ế Nhật Bản.

– 19/03/2017: Triều Tiên thử động cơ phóng tên lửa.

– 31/03/2017: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhận định Triều Tiên hành động liều lĩnh và phải bị ngăn chặn.

– 02/04/2017: Trump tuyên bố sẽ tự xử lý vấn đề Triều Tiên nếu Trung Quốc không giúp.

– 05/04/2017: Triều Tiên phóng tên lửa hạt đạn đạo ngay trước cuộc gặp Trump – Tập.

– 07/04/2017: Mỹ không kích căn cứ Syria và sau đó tuyên bố cuộc tấn công Syria là lời cảnh báo Triều Tiên.

– 09/04/2017: Mỹ điều tàu sân bay Carl Vison đến gần Triều Tiên.

– 11/04/2017: Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng cho chiến tranh nếu căng thẳng leo thang. Báo Hàn Quốc cho biết Trung Quốc triển khai 150.000 lính tới biên giới với Triều Tiên để chuẩn bị cho tình huống Bình Nhưỡng bị Washington tấn công phủ đầu. Nga lo ngại Mỹ có thể tấn công Triều Tiên.

– 13/04/2017: Triều Tiên dọa đáp trả tàn nhẫn nếu bị Mỹ tấn công. Triều Tiên có thể đã lệnh cho 600.000 cư dân di chuyển khỏi thủ đô Bình Nhưỡng. Mỹ điều máy bay trinh sát hạt nhân tới gần Triều Tiên. Trung Quốc phản đối dùng vũ lực với Triều Tiên đã hoàn thành công tác chuẩn bị thử hạt nhân lần thứ 6.

– 14/04/2017: Trung Quốc cảnh báo xung đột Triều Tiên có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Theo đánh giá của CNN, việc Triều Tiên phóng liên tiếp đồng loạt nhiều tên lửa đạn đạo là dấu hiệu cho thấy chương trình tên lủa của nước này đang phát triển chóng vánh, cho ra đời những vũ khí thông minh hơn, nguy hiểm hơn, được triển khia với thời gian nhanh hơn và có khả năng thoát khỏi các hệ thống đánh chặn cao hơn.

Không chỉ sỏ hữu nhiều tên lửa hơn, Triều Tiên cũng được giới chuyên gia cho là đang nắm trong tay nhiều công nghệ chế tạo tên lửa tiên tiến hơn, nguy hiểm hơn \. Những vụ phóng này là cách để Triều Tiên phát tín hiệu với thế giới rằng họ không còn dừng lại ở giai đoạn thử tên lửa nữa.

Dù hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt của Mỹ và LHQ, Triều Tiên vẫn kiên quyết phát triển hạt nhân. Với các vụ phóng tên lửa liên tiếp, Triều Tiên dường như đã thách thức trực tiếp Washington, trước bối cảnh chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump còn non trẻ và vẫn đang trong quá trình xác định phương cách đối phó với Bình Nhưỡng.

Trump đã coi Triều Tiên như một trong những vấn đề cấp bách nhất trong chính sách đối ngoại của mình. Ông nhấn mạnh “Triều Tiên là mối đe dọa với thế giới, là vấn đề của thế giới”.

Ngày 7/4 phóng tên lửa vào căn cứ quân sự Syria để phản ứng trước việc chính quyền Assad bị cáo buộc tấn công vũ khí hóa học. Triều Tiên coi Syria là một đồng mình quan trọng và gọi đòn không kích của Mỹ là “hành động gây hiềm khích không thể tha thứ”. Giới chuyên gia cho rằng Mỹ muốn gửi thông điệp đến Triều Tiên qua việc tấn công Syria.

Với việc phóng tên lửa của Mỹ vào căn cứ Syria diễn ra ngay khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida, ông Trump có thể muốn bắn tín hiệu rằng ông sẵn sàng hành động đơn phương nếu Bắc Kinh không kiểm soát được Bình Nhưỡng.

Sau vụ tấn công này, tình hình bán đảo Triều Tiên đang leo thang nhanh chóng. Trump liên tục có phát ngôn lên án Triều Tiên, chẳng hạn như nói rằng Kim Jong-un “đang phạm sai lầm lớn” hay tuyên bố “Triều Tiên là một rắc rối và rắc rối đó sẽ được xử lý”. Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng đáp trả bằng tất cả sức mạnh của mình đối với bất cứ hành động quân sự nào của Mỹ dù “chỉ là một viên đạn” được bắn về phía họ.

Động thái điều tàu sân bay và các lời đe dọa đã khiến nhiều bên lo sợ về khả năng nổ ra xung đột quân sự. Nếu lựa chọn biện pháp quân sự đối với Triều Tiên, Mỹ sẽ phải sẵn sàng cho tình huống xấu nhất, đó là một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô lớn có thể hủy diệt cả Hàn Quốc và Nhật Bản.

2. Những hậu quả thảm khốc nếu xảy ra chiến tranh

Cùng với việc Mỹ thực hiện tấn công tên lửa vào Syria và tàu sân bay USS Carl Vinson của nước này tiến về phía Triều Tiên, đã xuất hiện hàng loạt tin đồn: Liệu Donald Trump có “tung ra uy lực cuối cùng giống như phóng tên lửa vào Syria để tiêu diệt vũ khí hạt nhân của Triều Tiên?” Liệu Donald Trump có tấn công Triều Tiên hay không?

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần khẳng định rằng chính sách “kiên nhẫn chiến lược” với Triều Tiên của cựu Tổng thống Obama đã chấm dứt và cảnh báo có thể sử dụng biện pháp quân sự để ngăn chặn Triều Tiên phát triển ICMB mang đầu đạn hạt nhân có thể bắn tới Mỹ.

Cùng với việc “diễu võ giương oai” và lời cảnh cáo đó, Mỹ đã điều một tàu ngầm , loại có thể trang bị 150 tên lửa hành trình Tomahawk đến một hải cảng của Hàn Quốc hôm 25/4/2017. Hạm đội do hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson dẫn đầu của Mỹ cũng đến khu vực và tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung với Nhật Bản và Hàn Quốc. Mỹ cũng đưa các bộ phận của hệ thống phòng thủ THAAD đến địa điểm triển khai cách thủ đô Seoul khoảng 250 km về hướng Nam.

Các nhà phân tích cho rằng một cuộc tấn công quân sự thật sự của Mỹ sẽ có rủi ro rất cao. Một cuộc tấn công chính xác của Mỹ nhắm vào một hay nhiều địa điểm hạt nhân và tên lửa đạn đạo chắc chắn không đủ để phá hủy toàn bộ hoặc phần lớn kho vũ khí hạt nhân và đạn đạo của Triều Tiên, quốc gia được cho là có vô số địa điểm quân sự kiên cố dưới lòng đất ở khắp nơi. Tuy nhiên, một cuộc tấn công phủ đầu của Mỹ dường như chắc chắn sẽ khơi mào cho một cuộc trả đũa ngay tức khắc của Triều Tiên nhằm vào Hàn Quốc.

Triều Tiên sẽ nã hàng ngàn quả đại pháo vào Seoul, hàng trăm tấn chất nổ rót vào thủ đô có 25 triệu dân của Hàn Quốc, tên lửa sẽ bắn đến Nhật Bản và đảo Guam của Mỹ là một trong số những hậu quả mà các nhà hoạch định kế hoạch quân sự của Mỹ và Hàn Quốc phải cân nhắc khi tính đến một cuộc tấn công phủ đầu để ngăn chặn mối đe dọa hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.

John Schillling, chuyên gia quan sát Triều Tiên thuộc Khoa nghiên cứu quốc tế cấp cao của Đại học John Hopkins (SAIS) ở Washington, nhận định: “Triều Tiên có thể nã đại pháo vào Seoul hoặc những nơi khác dọc theo khu phi quân sự (DMZ)”.

Triều Tiên có hơn 21.000 khẩu đại bác, phần lớn được triển khai dọc biên giới liên Triều, luôn sẵn sàng đe dọa tính mạng của 25 triệu cư dân Seoul, chỉ cách biên giới liên Triều 56 km.

Một bản đánh giá về khả năng quân sự của Triều Tiên do tổ chức phân tích tình báo Strafor ở Texas thực hiện ghi nhận rằng Triều Tiên có các hệ thống phóng nhiều rocket 300 milimet cùng lúc có thể “tưới lửa đạn” lên Seoul và các vùng phụ cận. Một đợt phóng rocket có thể bắn hơn 350 tấn chất nổ bao phủ khắp thủ đô của Hàn Quốc, tương đương với khối lượng bom đạn của khoảng 11 máy bay ném bom B-52 cùng lúc thả xuống.

Bất cứ một cuộc tấn công trả đũa nào của Triều Tiên cũng sẽ dẫn đến một phản ứng tức thời từ Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ khiến xung đột leo thang, kéo theo Trung Quốc và dẫn đến một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai.

Một quan chức quốc phòng Mỹ cho rằng: “Thủ đô của Triều Tiên sẽ biến thành cát bụi và bị xóa khỏi bản đồ. Từng quận ở Bình Nhưỡng, đặc biệt là nơi có thể đang che giấu ban lãnh đạo Triều Tiên, sẽ bị phá hủy hoàn toàn bởi các tên lửa đạn đạo và đạn cối nổ mạnh”.

Nếu Triều Tiên xảy ra rối loạn với quy mô lớn, chắc chắn rất nhiều người tị nạn chạy sang khu vực Đông Bắc Trung Quốc. Trong môi trường thế giới hiện nay, Trung Quốc không thể ngăn cản toàn bộ người tị nạn ở bên kia bờ sông Áp Lục. Hơn nữa, một khi Triều Tiên xảy ra đại loạn thì e rằng không thể dựng lên vài trại tị nạn ở gần biên giới là đủ cho lượng người tị nạn này.

Nhìn lại cuộc khủng hoảng người di cư tại châu Âu, giữa Syria và châu Âu còn ngăn cách bởi Địa Trung Hải, nếu Triều Tiên xảy ra loạn lạc lớn, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình huống nghiêm trọng hơn nhiều.

Như vậy, tình hình có thể trở nên vô cùng tồi tệ, “cuộc khủng hoảng nhân đạo” chắc chắn là không thể tránh khỏi. Cho dù Trung Quốc có thể xử lý tốt cuộc khủng hoảng này hay không thì vẫn có thể gây hậu quả mang tính thảm họa đói với hình ảnh quốc tế của mình.

3. Liệu Triều Tiên có khai hỏa vũ khí hạt nhân?

Triều Tiên vẫn thường xuyên đe dọa tiến hành chiến tranh hạt nhân chống lại Mỹ, nước mà Bình Nhưỡng cho là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại lâu dài của nước này.

Mặc dù Triều Tiên chưa cho thấy khả năng có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn vào tên lửa, song các giới chức Mỹ và Hàn Quốc tin rằng Bình Nhưỡng có một tên lửa hạt nhân Nodong có thể mang theo đầu đạn nặng 1 tấn đi xa đến 2.000 km, đủ để bắn đến bất cứ nơi nào ở Hàn Quốc, một số phần của Nhật Bản, Nga và Trung Quốc. Ngoài 10 cho đến 20 đầu đạn hạt nhân mà Triều Tiên được cho là đang có trong tay, các tên lửa của Bình Nhưỡng còn có thể mang vũ khí hóa học bị tình nghi đã và đang có sẵn trong kho vũ khí hơi độc của nước này.

Nodong là tên lửa của một tầng dùng nhiều nhiên liệu lỏng được sản xuất dựa theo phiên bản của tên lửa Scud của Liên Xô cũ. Trong một số vụ thử mới đây nhất, Triều Tiên đã thử nghiệm các tên lửa nhiên liệu rắn Musudan có tầm bắn ước tính khoảng 3.000 km, có khả năng bắn đến các mục tiêu ở Nhật Bản và thậm chí đến các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam. Lực lượng quân sự Mỹ với hơn 28.000 binh sĩ đang đồn trú tại Nhật Bản và 50.000 binh sĩ ở Hàn Quốc cũng có thể là những mục tiêu tấn công trả đũa của Triều Tiên.

Nếu Triều Tiên phóng một tên lửa được trang bị hạt nhân, hai quốc gia nhiều khả năng kẹt giữa hai làn đạn nhất là Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi sinh sống của khoảng 180 triệu người và khoảng 75 binh lính Mỹ. Trong trường hợp Triều Tiên quyết định khai hỏa vào một trong các quốc gia này, quân đội nhân dân Triều Tiên có thể tấn công các căn cứ quân sự và phương tiện chiến lược các mục tiêu dân sự có mật độ dân cư lớn, hoặc cả hai. Mối nguy hiểm nhất vẫn là ở các thành phố đông dân như Seoul của Hàn Quốc hay Tokyo của Nhật Bản. Tấn công hạt nhân nhằm vòa những thủ đô này có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Kể cả bằng vũ khí truyền thống, xung đột cũng có thể khiến hàng chục nghìn người chết.

Với mật độ dân số như Nhật Bản hiện nay, một quả bom mang đầu đạn hạt nhân giống như kiểu “Fat Man” rơi xuống bất kỳ vị trí nào thì con số thương vong là không thể tưởng tượng được. Như mô phỏng trên trang mạng Nukemap, nếu một quả bom nguyên tử kiểu “Fat Man” với đương lượng 15.000 tấn nổ ở độ cao 600m trên vùng trời của Tòa thị chính thành phố Osaka thì sẽ khiến 84.000 người thiệt mạng ngay lập tức và 270.000 người bị thương. Nếu bị tấn công bằng bom hạt nhân thì Tokyo rất có thể rơi vào khủng hoảng và bất ổn ocnf nghiêm trọng hơn cả việc nổ bom hạt nhân gây ra hậu quả khó có thể dự đoán.

Đó là một trong những hậu quả có thể xảy ra nếu Triều Tiên phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, nhưng nhìn vào hiện tại, khả năng ngăn chặn được hậu quả này của Mỹ là dưới 50%.

Nếu Triều Tiên phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đến Nhật Bản, chắc chắn có thể gây ra những thay đổi khó lường hơn nữa cho cục diện Đông Á. Đây là điều mà Trung Quốc và Mỹ không muốn nhìn thấy. Kết quả là để thực hiện “cam kết đối với đồng minh”, Mỹ phải tấn công Triều Tiên, hơn nữa rất có khả năng phải sử dụng đến vũ khí hạt nhân. Mặc dù điều này vẫn khó có khả năng dẫn đến xung đột hạt nhân Trung – Mỹ, nhưng đối với Đông Á thì vẫn sẽ là một thảm họa.

Đã nhiều tháng căng thẳng trôi qua trên bán đảo Triều Tiên, nhiều nhà quan sát cho rằng tình hình rất nguy hiểm nhưng vẫn chưa đến mức chiến tranh. Nguyên nhân có thể là do cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đều biết được cái giá đắt của cuộc Chiến tranh Triều Tiên cách đây 67 năm. Các nhà phân tích nhận định rằng cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đều không sẵn sàng bước đến miệng hố chiến tranh vì không gánh nổi bi kịch “không thể tin nổi”.

Cần nhớ rằng cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953 (xét về mặt kỹ thuật vẫn chưa kết thúc bởi hai bên mới chỉ ký Hiệp định đình chiến mà chưa có Hiệp định hòa bình) đã gây thiệt hại cho phía Mỹ hơn 50.000 sinh mạng và 20 tỷ USD, trong khi có đến 2 triệu người tử vong ở hai miền Triều Tiên. Máy bay chiến đấu Mỹ đã rải thảm 625.000 tấn bom, sát hại khoảng 20% dân số Triều Tiên thời bấy giờ. Nếu xung đột bị châm ngòi trở lại, hậu quả sẽ khốc liệt hơn vì vũ khí hạt nhân có sức mạnh tàn phá khủng khiếp hơn nhiều.

Thực tế cho thấy bất chấp các mối đe dọa của Triều Tiên, xác suất Triều Tiên lựa chọn mở màn một cuộc tấn công hạt nhân là tương đối thấp. Tuy nhiên, nhưng xét cho cùng, dù vô lý hay điên rồ như nhiều người tưởng, Kim Jong-un có thể quyết định làm điều không tưởng nếu bị dồn ép quá đáng.

(còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới