Thursday, January 2, 2025
Trang chủĐàm luậnVấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên(Phần 9)

Vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên(Phần 9)

Nếu sự sụp đổ của Triều Tiên diễn ra đủ chậm, Bắc Kinh có thể quyết định can thiệp về mặt chính trị bằng việc khuyến khích các sĩ quan Triều Tiên thân Trung Quốc lấp chỗ trống lãnh đạo như là một cách để thiết lập một chế độ thân Trung Quốc ở Triều Tiên.

 

 

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un trong buổi lễ mừng vụ thử thành công bom nhiệt hạch (bom H)

Kịch bản sụp đổ của Triều Tiên

Trật tự xã hội sẽ tan vỡ hoàn toàn, trong đó xảy ra tình trạng di cư, trốn chạy, bất tuân dân sự, quan chức chính phủ và đảng tự đào ngũ từ bên trong. Kịch bản này có thể được kích hoạt bởi tình trạng khó khăn cùng cực do các biện pháp trừng phạt (kể cả các biện pháp trừng phạt toàn diện của Trung Quốc) hay thảm họa thiên nhiên gây ra.

Chẳng hạn, sự kém cỏi của chính phủ trong phản ứng với những thảm họa quy mô lớn – như dịch bệnh năm 2011 và lũ lụt năm 1995, 1997, 2013, 2015 và 2016 – có thể làm xói mòn tính hợp pháp của đảng. Trong xã hội kiệt sức như vậy, nếu chính phủ nỗ lực áp dụng một làn sóng biện pháp phản thị trường khác nữa bằng cách tịch thu tiền tiết kiệm cá nhân mà công dân kiếm được thông qua chợ đen, sự bất mãn với chế độ có thể leo thang và kích động nổi dậy có tổ chức.

Rối loạn xã hội sẽ xảy ra sau khi cơ quan an ninh đàn áp bằng bạo lực một cuộc nổi dậy. Kiểu sụp đổ này là kết quả của một phản ứng hấp tấp từ chế độ, càng trầm trọng thêm do các quan chức an ninh đào ngũ, những người phản đối sử dụng vũ lực chống lại người dân.

Bất chấp nhận thức rằng triều đại Kim ngăn cản dân thường nói lên chính kiến và dự tính phản kháng có tổ chức, đã có nhiều tin tức khoogn chính thức về các vụ nổi loạn trên đường phố ở Triều Tiên. Việc tái lập hệ thống phân phối công vào năm 2005 và định giá lại đồng tiền vào năm 2009 là những thời điểm có nhiều đồn đoán nhất về sự kháng cự.

Gần đây, tờ DailyNK đưa tin đã có một cuộc tranh cãi rất bạo lực giữa một nhóm doanh nhân và sĩ quan an ninh ở chợ Musangun vào ngày 26/6/2015, khi các sĩ quan tìm cách tịch thu hàng của họ. Cuộc đàn áp bạo lực liên quan tới vụ tranh chấp này của Bộ An ninh chính trị nhà nước đã dẫn tới 40 người thương vong và chợ bị đóng cửa trong vài ngày.

Theo các nguồn tin Triều Tiên, công dân phản ứng với sự sụp đổ này bằng cách nói rằng “con giun xéo mãi cũng quằn” và “chúng tôi cảm thấy như đang nghẹt thở… điều đó phải xảy ra”. Đây là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự bất mãn của công chúng vì chính phủ tịch thu tiền tiết kiệm của cá nhân và quỹ riêng. Mặc dù hiếm có dấu hiệu cho thấy dân thường sẽ nổi loạn ở Triều Tiên, song vẫn không ngoại trừ khả năng nổ ra một cuộc nổi dậy của người dân chống lại “chế độ độc đoán”.

2. Phản ứng của các bên về khả năng chế độ Triều Tiên sụp đổ

Mặc dù Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu than đá của Triều Tiên vào tháng 2/2017, song những hành động trong quá khứ của Bắc Kinh cho thấy họ có thể quay trở lại hành vi quen thuộc là “ra vẻ đóng vai trò nhà lãnh đạo khu vực” để tạo đòn bẩy và kiềm chế người láng giềng bất kham của mình.

Hơn nữa, Trung Quốc vẫn chưa tham gia đầy đủ với cộng đồng quốc tế để thực hiện các biên pháp trừng phạt phụ nhằm vào những thể chế tài chính trong nước hoạt động trái phép nhân danh Triều Tiên.

Phản ứng đầu tiên và có khả năng nhất của Trung Quốc là sẽ đóng của biên giới với Triều Tiên và triển khai nhiều quân hơn tới để ngăn chặn di cư. Chính phủ cũng có thể củng cố sự hiện diện của cảnh sát ở các tỉnh Đông Bắc và ra lệnh các công dân Trung Quốc ở Triều Tiên phải trở về.

Về mặt ngoại giao, chính phủ có thể cảnh báo Mỹ và Hàn Quốc không được phép can thiệp vào các vấn đề Triều Tiên. Nếu sự bất ổn ở Triều Tiên có vẻ đủ lớn để khiến chính phủ sụp đổ hoàn toàn, Trung Quốc có thể quyết định tham gia một cuộc can thiệp của Mỹ – Hàn để kiểm soát bất ổn và đảm bảo an toàn cho vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Nếu sự sụp đổ của Triều Tiên diễn ra đủ chậm, Bắc Kinh có thể quyết định can thiệp về mặt chính trị bằng việc khuyến khích các sĩ quan Triều Tiên thân Trung Quốc lấp chỗ trống lãnh đạo như là một cách để thiết lập một chế độ thân Trung Quốc ở Triều Tiên.

Trong kịch bản chế độ Triều Tiên sụp đổ, Mỹ sẽ củng cố mạnh mẽ lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc cũng như lực lượng Mỹ ở Nhật Bản và các lực lượng khác ở Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương. Nếu liên minh Mỹ – Hàn xác định các chiến dịch bình ổn nên được tiến hành mà không cần tham vấn Trung Quốc, liên minh này sẽ cảnh báo Trung Quốc bằng ngôn từ mạnh mẽ nhất rằng đừng đơn phương can thiệp vào Triều Tiên.

Kết quả của sự sụp đổ chế độ Triều Tiên sẽ đầy thê thảm và có thể kích động một cuộc chạy đua nguy hiểm giữa các lực lượng Trung Quốc và Mỹ – Hàn nhằm bảo vệ những địa điểm chiến lược và biểu tượng như cơ sở hạt nhân Yongbyon và Bình Nhưỡng.

Sự sụp đổ của chế độ Triều Tiên sẽ khiến Trung Quốc lo lắng hơn cả bởi Bắc Kinh coi Triều Tiên là vùng đệm chiến lược giữa Trung Quốc và Hàn Quóc. Nếu Triều Tiên sụp đổ hai miền sẽ thống nhất và là đồng minh của Mỹ. Điều đó có nghĩa là binh sĩ Mỹ sẽ ở sát biên giới Trung Quốc.

Mặc dù Mỹ duy trì sự quan tâm mạnh mẽ đối với bán đảo Triều Tiên do sự kình địch của nước này với Trung Quốc và mối đe dọa của chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, sự thống nhất bán đảo là vấn đề của Hàn Quốc và chính phủ Hàn Quốc có tiếng nói cuối cùng trong những hành động chống lại Triều Tiên. Nếu Hàn Quốc đẩy mạnh công cuộc thống nhất dần dần, dài hạn hai miền Triều Tiên về mặt kinh tế cân bằng hơn hiện nay, Mỹ sẽ chuẩn bị kế hoạch phi hạt nhân hóa Triều Tiên nhanh hơn để dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và cung cấp viện trợ. Nếu Hàn Quốc có một kế hoạch thống nhất ngắn hạn và “bắt buộc”, Mỹ có thể củng cố các biện pháp răn đe và phòng thủ, đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt và có khả năng khởi động các chiến dịch tâm lý chống lại chế độ Triều Tiên nhằm gây sức ép để họ sớm sụp đổ.

Trong hai thập kỷ qua, Hàn Quốc đã không nhất quán trong chính sách Triều Tiên. Trong thời các chính quyền của Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun, họ theo đuổi “Chính sách Ánh dương”, được thiết kế nhằm thiết lập nền tảng cho một sự thống nhất dần dần, hay gọi là “hạ cánh mềm”. Trong thời kì các chính quyền của Lee Myung và Park Geun-hye, Hàn Quốc theo đuổi một lập trường cứng rắn với Triều Tiên.Nếu kiểu thiếu nhất quán này trong chính sách Triều Tiên tiếp diễn sau nhiều lần thay đổi quyền lực giữa cánh hữu và cánh tả, liên minh Mỹ – Hàn sẽ không thể phát triển hiệu quả một kế hoạch đối phó với sự cố bất ngờ chung. Vì thế, Hàn Quốc nên hình thành sự đồng thuận quốc gia về chính sách Triều Tiên và củng cố những nỗ lực nhằm theo đuổi và duy trì tính nhất quán để lên kế hoạch hiệu quả hơn.

Ngoài ra, cần xoa dịu những lo ngại của Trung Quốc về sự thống nhất Triều Tiên. Theo lập luận của chuyên gia Andrew Kydd, “biến sụp đổ thành thống nhất” tất yếu đòi hỏi phải có sự tán thành của Trung Quốc. Về mặt này, biện pháp có thể thực hiện được là cam kết các lực lượng trọng yếu của Mỹ sẽ không đòn trú ở nửa phía Bắc bán đảo Triều Tiên sau khi thống nhất. Mỹ cũng có thể đồng ý rút phần lớn lực lượng và cơ sở của họ khỏi bán đảo Triều Tiên sua khi hòa bình và ổn định được lập lại. Đương nhiên, đề xuất này chỉ có thể được đưa ra sau khi tham vấn với giới chức Hàn Quốc và Nhật Bản, những người dựa vào Mỹ để cung cấp phòng tuyến đầu tiên chống Trung Quốc và Nga. Cũng cần phải đảm bảo các quyền trong hợp đồng của Trung Quốc và sự an toàn của công dân Trung Quốc ở Triều Tiên thống nhất. Để đảm bảo các quyền trong hợp đồng đó, chính phủ Hàn Quốc có thể ký kết các biên bản ghi nhớ và kèm theo những điều khoản chỉ rõ danh sách các ngành công nghiệp mà công ty Trung Quốc có thể tham gia và đảm bảo có sẵn không gian cho các thực thể Trung Quốc ở một đặc khu kinh tế.

Để bảo vệ kiều dân Trung Quốc làm việc ở một Triều Tiên thống nhất, Hàn Quốc có thể thêm vào các điều khoản yêu cầu tất cả các kiều dân Trung Quốc duy trì liên lạc với các cơ quan thực thi pháp luật và tiến hành tuần tra đặc khu kinh tế.

Một lý do chủ yếu khiến nhiều chính quyền trước của Hàn Quốc lo sợ Triều Tiên sụp đổ đột là quá trình phục hồi sẽ rất “tốn kém”. Mặc dù người Hàn Quốc hy vọng thống nhất (sau khi thế giới chứng kiến tiến trình thống nhất nước Đức), đã có một cuộc tranh luận gay gắt giữa những người chủ trương “hạ cánh mềm” và những người chủ trương “hạ cánh cứng” về việc liệu Hàn Quốc có thể chịu được cái giá của sự thống nhất. Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ ước tính, tổng chi phí thống nhất cho 45 năm từ năm 2016 đến 2026 sẽ lên đến 9,2 nghìn tỷ USD. Bất chấp chính quyền Lee Myung-bak đã khởi xướng một sự luận bàn về một loại thuế “thống nhất” và nỗ lực nâng cao nhận thức về chi phí của việc thống nhất, gánh nặng tài chính đối với chính phủ và công dân về một Triều Tiên thống nhất vẫn sẽ là khổng lồ.

Vì thế, sẽ là khôn ngoan nêu tìm kiếm sự giúp đỡ từ các tổ chức tài chính quốc tế và có được các khoản cho vay lớn để đảm bảo công chúng Hàn Quốc sẽ không chịu đựng nhiều nỗi đau ngày càng lớn của việc thống nhất.

RELATED ARTICLES

Tin mới