Saturday, November 16, 2024
Trang chủBiển nóngMáy bay, chiến hạm TQ vây Aegis Mỹ gần Hoàng Sa

Máy bay, chiến hạm TQ vây Aegis Mỹ gần Hoàng Sa

Khi tuần tra trên Biển Đông trong sứ mệnh “tự do hàng hải”, tàu Mỹ bất ngờ bị chiến hạm, chiến đấu cơ và trực thăng Trung Quốc áp sát.

Thông tin này được báo VOV ngày 12/10 dẫn nguồn từ truyền thông Nga cho biết, khi phát tàu chiến Aegis USS Chafee của Hải quân Mỹ tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), Hải quân Trung Quốc điều chiến hạm hạng nặng Type 054A, trực thăng cùng với đó là 2 chiếc tiêm kích J-11 để áp sát.

Lý do được Trung Quốc đưa ra để giải thích cho hành động này là Mỹ đã làm tổn hại đến lợi ích (phi lý) của Bắc Kinh trong khu vực này khi chiếc USS Chafee đi vào vùng 16 hải lý quanh quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Hải quân Mỹ khẳng định hoạt động của họ nằm trong khuôn khổ loạt hoạt động “tự do hàng hải”.

Với lý do đó, Trung Quốc đã lớn tiếng: “Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các hoạt động của mình và chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Mỹ trên biển do những hành động khiêu khích Mỹ mang đến”.

Không chỉ có vậy, Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn cho rằng sự cố trên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc, và nếu những hoạt động tương tự còn tiếp diễn có thể gây ra những sự cố ngoài ý muốn.

Trước khi vụ áp sát giữa tàu Mỹ và Trung Quốc diễn ra trên Biển Đông không lâu, Mỹ đã khẳng định thêm quan điểm của mình về Biển Đông khi lực lượng Hải quân nước này và Nhật Bản thực hiện cuộc diễn tập trên vùng biển này bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.

Chiến hạm Mỹ tham gia diễn tập là tàu tác chiến cận bờ USS Coronado trong khi Nhật Bản cử tàu khu trục JS Izumo và tàu khu trục lớp Takanami JS Sazanami tham gia.

Theo trung tâm thông tin DVIDS của quân đội Mỹ, cuộc diễn tập vận động đội hình (PASSEX) bao gồm các hoạt động trao đổi quân nhân, hoạt động bay, thực hành liên lạc, luyện tập theo dõi và ghi hình.

Sự kiện này nhằm tăng cường khả năng tương tác giữa hai lực lượng, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì liên lạc và điều phối khi cùng hoạt động trên biển.

Cuộc diễn tập còn giúp các thủy thủ đoàn hai nước được cọ xát những tình huống thực tế nhằm thực hành kỹ năng theo dõi và giữ liên lạc với tàu nước ngoài.

Cuộc diễn tập nói trên là cách để Mỹ thể hiện cam kết chắc chắn và dài lâu của mình đối với đồng minh Nhật Bản.

Bên cạnh đó, Mỹ tuyên bố cuộc diễn tập trên Biển Đông là thông điệp muốn gửi đến Trung Quốc, rằng Washington sẽ không dịu bớt lập trường của mình về vấn đề Biển Đông chỉ nhằm giành được sự ủng hộ của Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên.

Hồi giữa năm 2017, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift cũng đã khẳng định, chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump không thay đổi lập trường của mình về vấn đề tranh chấp Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới