“Hong Kong, Hong Kong…những chú chim tình yêu, tay trong tay, không từ ngữ nào tả hết được tình cảm dịu dàng của họ…”. Ca khúc “Đêm Hong Kong” này do nữ ca sĩ nhạc nhẹ nổi tiếng người Đài Loan Trần Lệ Quân thể hiện, từ sóng đài phát thanh những năm 1970 đi đến hàng triệu hộ gia đình ở Trung Quốc Đại lục, vẽ lên một bức tranh tươi đẹp về những đôi tình nhân đang hẹn hò, vô tư tản bộ dọc theo vịnh Victoria xinh đẹp ở Hong Kong.
Giọng hát quyến rũ của Trần Lệ Quân, kết hợp với tự do chính trị, sự đa dạng văn hóa, và tự do cá nhân của Hong Kong trong một phong cách mang tính nghệ thuật nhưng cũng thực tế đã thổi bùng trí tưởng tượng phong phú của nhiều người Trung Quốc Đại lục.
40 năm sau – khi Trung Quốc tấn phong Ban lãnh đạo chính trị mới của mình vào ngày 25/10/2017, với Tập Cận Bình vẫn lãnh đạo Ban Thường vụ Bộ Chính trị có 7 ủy viên, chúng ta mong đợi điều gì cho Hong Kong và diễn biến chính trị tương lai của nó? Bắc Kinh và các nhóm hoạt động dân chủ ở Hong Kong sẽ xoay xở để củng cố niềm tin bằng cách nào? Hai bên phải đối mặt với một vấn đề nổi bật về sự cam kết: Trong khi Bắc Kinh lo sợ rằng những người tìm kiếm dân chủ sẽ nỗ lực giành độc lập dưới chiêu bài dân chủ, thì các nhà hoạt động dân chủ ở Hong Kong lo lắng rằng Bắc Kinh có thể không thực hiện những lời hứa về cải cách dân chủ ở Hong Kong nếu lá bài độc lập lộ tẩy.
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và người dân Hong Kong bị tổn hại vì sự ngờ vực. Bắc Kinh nhận thấy lòng trung thành của người Hong Kong đối với nhà nước Trung Quốc suy yếu dần và người Hong Kong khiếp sợ một sự xâm phạm không thể thay đổi được đến quyền tự trị của Hong Kong từ Bắc Kinh. Bị kẹt trong tình thế lưỡng nan về cam kết này, Hong Kong phải viện đến việc theo đuổi độc lập để đạt được dân chủ, trong khi Bắc Kinh phản ứng dữ dội nhằm vào cả các phong trào ly khai lẫn phong trào dân chủ.
Sự phân phối quyền lực đang thay đổi cho thấy một chủ tịch được trao quyền lực nhiều hơn ở Trung Quốc. Một Bộ Chính trị kém đồng thuận nơi Tập Cận Bình đảm nhận quyền kiểm soát tập trung hơn cho thấy một kịch bản khác cho những ai tìm kiếm một không gian chính trị tự do hơn ở Hong Kong. Tập Cận Bình hiện đứng ở tư thế sẵn sàng hơn trước đây để tiến hành một cuộc đàn áp khủng khiếp hơn, nếu cần thiết, vào bất kỳ lực lượng nào ở Hong Kong mà được nhìn nhận là đe dọa đến chủ quyền của Trung Quốc. Hơn nữa, do cơ quan ra quyết định theo hệ thống cấp bậc hơn với Bộ Chính trị mới, hiện nay đối với Bắc Kinh, những tiếng nói đòi ly khai ở Hong Kong là một mối đe dọa rõ ràng và do đó có thể phải gánh chịu những phản ứng cực đoan hơn.
Trong khi nhiều người dường như cho rằng ủng hộ dân chủ và ủng hộ độc lập là một, thì Bắc Kinh nhìn nhận chúng là hai khái niệm khác biệt một cách triệt để. Việc các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ gia tăng liên tục thành các xu hướng ủng hộ độc lập trong những năm gần đây đã kích động Bắc Kinh có một lập trường mạnh mẽ hơn, mà điều đáng sợ nhất đối với họ là Hong Kong có thể ly khai khỏi Đại lục. Chẳng hạn, như Sebastian Veg cho rằng ngay cả khi những tình cảm ủng hộ độc lập như vậy vẫn là không đáng kể so với trào lưu chính trị chính thống của Hong Kong, nhưng theo quan điểm của Bắc Kinh, những tình cảm này có thể được tập hợp và mở rộng. Mặc dù, nhìn chung Bắc Kinh đã dung thứ cho những sự thôi thúc ủng hộ dân chủ, nhưng họ ghét cay ghét đắng ngôn từ ủng hộ độc lập. Chủ nghĩa hành động ủng hộ dân chủ ở Hong Kong vượt qua giới hạn cuối cùng của Bắc Kinh đi đến ủng hộ độc lập trên thực tế có thể phản tác dụng. Một động thái như vậy có tiềm năng kích động nhiều sự xâm phạm hơn từ Bắc Kinh và do đó khiến Hong Kong mất đi hoàn toàn quyền tự trị quý giá, cho dù không hoàn hảo của họ.
Một nguồn then chốt của tính hợp pháp để Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cai trị Trung Quốc là họ đã đưa Trung Quốc bước ra khỏi lịch sử nhục nhã của nước này, trong thời gian đó đất nước bị các cường quốc nước ngoài xâm lược và chịu tổn hại bởi sự tranh chấp trong nước. Thống nhất Trung Quốc và duy trì chủ quyền của đất nước là một mục tiêu không thể thương lượng và tối cao, nếu không muốn nói là duy nhất của ĐCSTQ. Bản chất ủng hộ sự thống nhất riêng biệt của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc hầu như không hoặc không cho phép cơ hội cho việc ly khai lãnh thổ làm xói mòn chủ quyền của Trung Quốc, như việc để mất Đài Loan hay Hong Kong. Người dân Trung Quốc sẽ chỉ duy trì một chính phủ mà cam kết với lý tưởng này.
Chỉ mới gần đây, Tập Cận Bình một lần nữa nhắc lại cam kết của ông đối với quyền tự trị của Hong Kong. Bắc Kinh hầu như không có lợi ích gì trong việc biến đổi các hòn đảo này thành những khu vực giống như Đại lục, vì các bộ máy chính trị, kinh tế và văn hóa hiện tại trong các khu vực này không hẳn là bất đồng với Trung Quốc. Hoàn toàn ngược lại, đối với Bắc Kinh, sự phát triển kinh tế đáng ca ngợi và sự ổn định xã hội của Hong Kong cùng nhau trở thành một số trong những nét đặc biệt có thể quảng bá của chiến lược “Một quốc gia, hai chế độ” của họ. Ngoài ra, lợi ích lớn nhất của Bắc Kinh là thuyết phục Đài Loan, hòn đảo thịnh vượng vẫn chưa được đưa trở lại Trung Quốc, rằng quay trở lại Trung Quốc không hẳn là không đáng mong muốn bằng cách sử dụng một Hong Kong tự trị mẫu mực đầy hy vọng (xem các bài phát biểu đêm Giao thừa của chủ tịch nước với dân chúng từ năm 1994 đến nay).
Nỗi lo sợ là nếu phong trào ủng hộ độc lập bùng nổ hơn nữa, sự can thiệp của Bắc Kinh, do Tập Cận Bình được trao đầy quyền lực lãnh đạo, có tiềm năng có thể trở nên mạnh mẽ hơn. Việc cho phép các chính trị gia trẻ tuổi và bốc đồng như Sixtus Leung và Yau Wai-ching lợi dụng không gian tự do chính trị hạn chế và lay động quá mức các trào lưu thành các chiến dịch vận động giành độc lập có khả năng sẽ phản tác dụng. Các phong trào ủng hộ độc lập hoàn toàn, mà không xem xét thích đáng đến việc thiếu một sự hỗ trợ về xã hội, văn hóa và chính trị chín muồi có khả năng sẽ phải gánh chịu sự phản đối kiên quyết và thậm chí sự can thiệp thẳng thừng từ Bắc Kinh. Việc theo đuổi dân chủ nhiệt tình quá mức và được tính toán sai lầm, mà có khả năng lan rộng thành cuộc tìm kiếm độc lập, chỉ có thể khiến Hong Kong mất hoàn toàn quyền tự trị của họ