Thursday, January 2, 2025
Trang chủĐiểm tinVì sao cây cầu huyết mạch Trung-Triều đột nhiên đóng cửa?

Vì sao cây cầu huyết mạch Trung-Triều đột nhiên đóng cửa?

Cây cầu Hữu nghị nối giữa lãnh thổ Triều Tiên và Trung Quốc vừa đóng cửa, trong bối cảnh Bắc Kinh phải chịu sức ép từ dư luận quốc tế gia tăng trừng phạt Bình Nhưỡng.

Cầu phục vụ cả tuyến đường sắt và tuyến đường bộ nối vùng lãnh thổ giữa hai quốc gia. Ảnh: SCMP

Tuy nhiên, trong một tuyên bố chính thức từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra ngày 24/11, cây cầu chỉ đóng cửa tạm thời để phía Triều Tiên “bảo trì sửa chữa”.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng thông báo trước báo giới việc đóng cửa cầu Hữu nghị Trung-Triều tại Dandong, tỉnh Liêu Ninh sẽ chỉ là “tạm thời” do Triều Tiên tiến hành công tác bảo trì.

Giới chức khẳng định tuyến đường này sẽ được mở lại khi công việc bảo trì hoàn thành. Tuy nhiên phát ngôn viên Cảnh Sảng không đưa ra ngày cụ thể mở lại con đường hoặc ước tính công việc bảo trì kéo dài bao lâu. Lần cuối cùng đóng cửa cây cầu là vào năm 2015, khi đó có một phần đường bị sập.

Cây cầu dài 944 m này nối giữa trung tâm công nghiệp nhẹ Sinuiju của Triều Tiên với thành phố Dandong vắt ngang qua dòng sông Yalu. Cây cầu phục vụ cả tuyến đường bộ lẫn đường sắt. Đây là tuyến đường chịu trách nhiệm 80% hoạt động trao đổi hàng hóa và du lịch giữa hai quốc gia.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên trong nhiều tháng trở lại đây có phần căng thẳng vì Bắc Kinh tiến hành áp đặt một số lệnh trừng phạt lên Bình Nhưỡng liên quan đến chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân nước này.

Bình Nhưỡng cũng kêu gọi hàng nghìn công dân đang làm việc tại Trung Quốc về nước, trước khi đến hạn Bắc Kinh cắt đứt mọi quan hệ làm ăn với quốc gia Đông Bắc Á này vào ngày 8/1 năm tới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi một phái đoàn đặc biệt dẫn đầu là phái viên Song Tao tới Bình Nhưỡng vào tuần trước nhằm tìm kiếm phương thức liên lạc trực tiếp qua kênh đảng bộ, song dường như chuyến công tác 4 ngày của ông Song không đem lại hiệu quả, do không gặp được nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Theo chuyên gia các vấn đề Triều Tiên Sun Xingie làm việc tại Đại học Jilin, mặc dù đúng thật cây cầu 74 tuổi này cần phải được bảo trì thương xuyên, song động thái đóng cửa cầu, cắt đứt tuyến đường thương mại quan trọng có thể được coi là một “cái cớ ngoại giao thông minh”.

Trên thực tế nhiệt độ tại khu vực đó đang ở mức đóng băng nên rất khó để có thể thực hiện việc bảo trì.

Chuyên gia Sun nhận xét: “Thay vì nói đóng cầu để bảo trì, nên nghĩ rằng Triều Tiên đang thể hiện sự tức giận với các lệnh trừng phạt của Trung Quốc nhưng phải giữ thể diện cho hai quốc gia”.

Trước đó, vào năm 2014, có một cây cầu 4 làn nối Trung Quốc – Triều Tiên đã hoàn thành xong cách cầu Hữu nghị 10 km. Tuy nhiên cây cầu vẫn chưa được khánh thành đưa vào sử dụng.

RELATED ARTICLES

Tin mới