Saturday, December 28, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiThế trận quân sự NATO – Nga và bất ngờ từ TQ

Thế trận quân sự NATO – Nga và bất ngờ từ TQ

NATO có thể chưa chuẩn bị để đối mặt với một cuộc xung đột quân sự chống lại Nga khi không có sự trợ giúp của Trung Quốc.

Sức mạnh Nga tại chiến trường Syria đang tác động tới cán cân quyền lực Nga – NATO?

NATO có thể chưa chuẩn bị để đối mặt với một cuộc xung đột quân sự chống lại Nga khi không có sự trợ giúp của một đối thủ cạnh tranh hàng đầu khác là Trung Quốc, theo một nhóm các chuyên gia hàng đầu và cựu quan chức.

Globsec, một tổ chức phi chính phủ đặt trụ sở tại Slovakia có liên kết với NATO, đã công bố đánh giá mới nhất về những trách nhiệm của khối liên minh quân sự phương Tây này trên khắp châu Âu – nơi cả NATO và Nga đang tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang khổng lồ chưa từng có kể từ Chiến tranh Lạnh.

Dưới sự dẫn đầu của Tướng Thủy quân lục chiến đã nghỉ hưu John Allen, hội đồng Globsec thúc giục khối NATO phải “tiến hành một quá trình thích ứng sâu rộng hơn” để phòng thủ chống lại điều nhóm này gọi là việc “Nga tăng cường về mặt quân sự”.

NATO chịu sức ép Nga?

“NATO có nguy cơ tụt lại đằng sau tốc độ biến động chính trị và những bước tiến phát triển công nghệ hiện tại- điều có thể làm thay đổi dạng thức chiến tranh, cấu trúc quan hệ quốc tế và vai trò của bản thân liên minh này”, báo cáo có tên Sáng kiến NATO Thích ứng năm 2017 của Globsec cho biết.

“NATO phải đảm bảo rằng họ có khả năng đối phó lại một cuộc chiến tranh trong tương lai nếu họ phải đối đầu và ngăn chặn một cuộc xung đột như vậy. Và họ cần nắm được các công cụ chính trị và quan hệ với các đối tác để củng cố năng lực quân sự của mình”, báo cáo trên cho hay.

Một phần của chiến lược này cũng bao gồm việc tiếp cận các quốc gia không thuộc NATO như Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Bản báo cáo trên được đưa ra trong bối cảnh NATO đã lui bước trong tiến trình thúc đẩy quan hệ với Nga, đặc biệt sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 – động thái buộc ngay lúc đó NATO phải phá vỡ quan hệ và thực hiện một lập trường cứng rắn chống lại đối thủ xuyên Âu Á của khối này.

Từ đó tới nay, cả hai bên đã huy động thêm lực lượng và tăng cường triển khai quân đội ở vùng biên giới, đặc biệt là ở khu vực Baltic của Đông Âu.

Cả hai bên vẫn duy trì hiện trạng quân sự hóa ở Châu Âu, tuy nhiên, Nga đã phá vỡ thế cân bằng thống trị quyền lực truyền thống của phương Tây ở nhiều nơi khác, đặc biệt ở Trung Đông. Chiến thắng quân sự và ngoại giao của Moscow tại Syria đã tạo dựng cho Nga một thành trì hùng mạnh trong khu vực, cũng như tạo đà để xây dựng ảnh hưởng ở những nơi khác – như liên kết với các đồng minh trong lịch sử như Cuba, Iran và Triều Tiên.

Chiến lược tiếp cận Trung Quốc

Đứng trước những thách thức lịch sử đối với các mục tiêu toàn cầu của NATO, báo cáo của Globsec kêu gọi NATO tiếp cận sức mạnh quân sự hàng đầu tiếp theo sau Hoa Kỳ và Nga. Không chỉ thiết lập mục tiêu để Trung Quốc xây dựng lực lượng quân đội lớn nhất thế giới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên kế hoạch cải cách lực lượng vũ trang trở thành một “đội quân phạm vi toàn cầu có sức chiến đấu”. Nhà lãnh đạo đầy ảnh hưởng này cũng đã phát triển một chiến dịch toàn cầu nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng kinh tế rộng lớn của Trung Quốc.

“NATO cần chú ý tới sự ảnh hưởng to lớn của Trung Quốc”, Allen, người trước đây từng là chỉ huy lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế của NATO và là người đứng đầu lực lượng Hoa Kỳ ở Afghanistan, phát biểu ngày 28/11 trong một cuộc phỏng vấn với Politico Europe.

Tuy nhiên, việc tiếp cận với Trung Quốc có thể gặp khó khăn vì Nga đã cẩn trọng xích lại quan hệ với người láng giềng Bắc Kinh trong những năm gần đây và hai bên đã cùng nhau chống lại ảnh hưởng của phương Tây với vai trò là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Trung Quốc thường xuyên gửi thông điệp tới các nhà quan sát rằng sự gia tăng về quân sự và kinh tế của họ hoàn toàn là điều bình thường. Tuy nhiên, họ đã tiến hành nhiều cuộc tập trận chung với Nga, ngay cả ở những điểm nóng như biển Baltic.

Các báo cáo gần đây cũng đã làm sáng tỏ những điểm yếu của NATO và nhu cầu cấp thiết phải tiến hành cải cách. Báo cáo phân tích Tương lai chiến lược mới nhất của Hội đồng Atlantic – một đơn vị nghiên cứu có liên kết với NATO – công bố tuần trước cho thấy rằng “nguy cơ của cuộc xung đột xuyên quốc gia đã gia tăng” với các sức mạnh không thuộc phương Tây như Nga và Trung Quốc.

Và “khi quyền lực đang chuyển dịch từ phương Tây sang châu Á, sức mạnh của phương Tây để gây ảnh hưởng đến chương trình nghị sự trên quy mô toàn cầu dự kiến sẽ giảm xuống. “

Tháng trước, một báo cáo nội bộ bị rò rỉ đã đánh giá rằng năng lực của NATO đã “tê liệt” kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và cơ cấu chỉ huy hiện tại sẽ “sụp đổ nhanh chóng” nếu phải đối đầu trong một cuộc chiến toàn diện với Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới