Sunday, October 6, 2024
Trang chủĐàm luậnTPP - đòn phủ đầu đối với Trung Quốc - Kỳ...

TPP – đòn phủ đầu đối với Trung Quốc – Kỳ 1: TPP phiên bản mới và cũ có gì khác nhau?

Trong thời gian diễn ra Hội nghị APEC từ ngày 10-11/11, 11 nước ven bờ Thái Bình Dương đã ra tuyên bố chung cho biết đã đạt được thỏa thuận khung TPP mới. Điều này cho thấy vòng thương mại tự do 11 nước châu Á-Thái Bình Dương do Nhật Bản dẫn đầu, không có Mỹ tham gia gần thành hình. 

Các nhà lãnh đạo APEC dự phiên họp kín thứ nhất sau lễ khai mạc Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC

TPP mới dựa vào thỏa thuận phiên bản cũ đã cung cấp một khung tiêu chuẩn cao cho thương mại đa phương. Giống với phiên bản cũ, hiệu lực cuối cùng của TPP phiên bản mới có thể sẽ tạo dựng cục diện thương mại đa phương ở châu Á-Thái Bình Dương thậm chí toàn cầu trong thời gian tới, cũng sẽ ảnh hưởng đến bố cục chiến lược thương mại của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 

TPP phiên bản mới và cũ có gì khác nhau? 

Theo Tuyên bố chung, TPP mới đạt được đổi tên thành “Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)”, các nước tham gia gồm Nhật Bản, Australia, Canada, Malaysia, Mexico, New Zealand, Singapore, Việt Nam, Peru, Brunei và Chile. 

CPTPP gần như là phiên bản của TPP, sự thay đổi duy nhất là tạm ngừng 20 điều khoản trong TPP, trong đó 11 điều khoản có liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhà nghiên cứu Tô Khánh Nghĩa -Viện nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc khi trả lời phỏng vấn của trang mạng Trung Quốc jiemian.com, cho biết một phần nội dung bị cắt giảm hoặc tạm ngừng chủ yếu là khi đàm phán trước đây, yêu cầu của Mỹ khá cứng rắn, 11 nước TPP khi đó đã nhượng bộ, còn hiện giờ Mỹ đã rút lui, những điều khoản này đương nhiên sẽ bị ngừng lại. 

Do Mỹ xếp vị trí dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực sáng tạo, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là trọng điểm trong đàm phán TPP, chương 18 có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ cũng là chương dài nhất trong TPP. 

Trước sự thúc đẩy mạnh mẽ của Mỹ, một số điều khoản về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong TPP cao hơn, chặt chẽ hơn so với tiêu chuẩn của “Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) dưới sự quản lý của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Lấy quy định của TPP về thời hạn bảo hộ độc quyền dữ liệu thử nghiệm thuốc sinh học làm ví dụ, để bảo hộ người xin cấp phép thuốc mới, pháp luật hiện hành của Mỹ đã cho thời hạn bảo hộ độc quyền lên đến 12 năm đối với thuốc sinh học, điều này còn dài hơn so với thời hạn của tất cả các nước TPP khác. Trong quá trình đàm phán TPP, đại diện Mỹ ra sức thúc đẩy thời hạn bảo hộ độc quyền, nhưng cuối cùng các bên đạt được thỏa hiệp, quy định thời hạn độc quyền là 5 năm, dài nhất là 8 năm. Còn Hiệp định khung CPTPP mới đạt được đã hủy bỏ điều khoản gây tranh cãi nhiều nhất này trong TPP có liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. 
Ngoài ra, CPTPP còn hủy bỏ một chương có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Theo quy định của TPP, thời hạn bảo hộ đối với quyền sở hữu trí tuệ là suốt cuộc đời tác giả và không ít hơn 70 năm sau khi tác giả qua đời, quy định này còn dài hơn so với 50 năm mà TRIPS quy định. 

Một quy định khác về quyền sở hữu trí tuệ mà CPTPP tạm ngừng là 3 điều khoản có liên quan đến bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa và tín hiệu cáp. Trong đó có một quy định tiến hành xử phạt hình sự đối với bên trộm cắp bí mật thương mại, tiến hành xử phạt hình sự và dân sự đối với những bên phá tín hiệu đã mã hóa được truyền qua vệ tinh hoặc truyền hình cáp. 

Ngoài quyền sở hữu trí tuệ, các lĩnh vực liên quan đến điều khoản bị tạm hoãn thực thi khác còn có chuyển phát nhanh, đầu tư, viễn thông… Chẳng hạn chương 5 bị tạm ngừng là có liên quan đến chuyển phát nhanh, do việc chuyển phát nhanh rất quan trọng đối với việc duy trì sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, khoản (f) điều 7 chương 5 của TPP quy định, trong những hoàn cảnh bình thường, các lô hàng được định giá bằng hoặc thấp hơn một số tiền cố định theo luật của bên đó sẽ không bị đánh thuế.  Ngoài ra, các bên phải rà soát tiêu chuẩn giá trị này định kỳ, có tính đến các yếu tố đó có thể coi là có liên quan như như tỷ lệ lạm phát…

CPTPP còn tạm ngừng các điều khoản có liên quan đến giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực viễn thông. Khoản 1(d) điều 21 chương 13 của TPP quy định nếu các doanh nghiệp có lợi ích được bảo vệ hợp pháp đang bị ảnh hưởng xấu bởi một phán quyết hoặc một quyết định của cơ quan quản lý viễn thông của nước ký kết TPP thì doanh nghiệp đó có thể khiếu nại hoặc kiến nghị các cơ quan có liên quan khác để xem xét lại phán quyết hoặc quyết định đó. 

Ngành viễn thông của đa số các nước là ngành độc quyền, ngành nghề này thường sẽ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các quy định pháp luật hay điều lệ có liên quan, khoản 1(d) điều 21 chương 13 bị tạm ngừng muốn ủng hộ các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài thách thức phán quyết mà các cơ quan quản lý viễn thông của nước ký kết TPP đưa ra, từ đó bảo vệ lợi ích của các nhà cung cấp viễn thông nước ngoài này.

RELATED ARTICLES

Tin mới