Thursday, January 9, 2025
Trang chủĐiểm tinTQ tham vọng "hồi sinh" năng lượng hạt nhân

TQ tham vọng “hồi sinh” năng lượng hạt nhân

Trung Quốc chuẩn bị chi 22 tỷ NDT (tương đương 3,3 tỷ USD) để hoàn thiện một dạng công nghệ, hầu như đã bị loại bỏ từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, từ đó có thể sản xuất một dạng năng lượng hạt nhân an toàn hơn song đạt hiệu năng cao hơn.

Trung Quốc dự định đầu tư vào 2 lò phản ứng hạt nhân “muối nóng chảy” tại sa mạc Gobi, phía Bắc Trung Quốc. Nguồn: environmentalleader.com

Theo Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trên sẽ đầu tư vào 2 lò phản ứng hạt nhân “muối nóng chảy” tại sa mạc Gobi, phía Bắc Trung Quốc.

Dự án do ông Giang Miên Hằng, con trai cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân phụ trách, dự kiến sẽ đưa các lò phản ứng hoạt động vào năm 2020.

Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật để hoàn thiện công nghệ phục vụ cho một loạt ứng dụng, kể cả cho tàu chiến và máy bay không người lái (UAV) sử dụng năng lượng hạt nhân.

Trên lý thuyết, công nghệ dùng muối nóng chảy làm chất tải nhiệt có thể tạo ra nhiệt và năng lượng nhiều hơn các lò urani hiện tại, trong khi lượng chất thải phóng xạ ít hơn 1.000 lần.

Trước đó vào thập niên 1950, Không quân Mỹ xây một lò phản ứng hạt nhân 2,5 MW dùng công nghệ muối nóng chảy trong chương trình phát triển động cơ máy bay sử dụng năng lượng hạt nhân.

Các lò phản ứng dùng muối nóng chảy, thay vì nước làm mát, có thể tạo nhiệt độ lên đến 800 độ C, cao hơn gần 3 lần so với các lò hạt nhân thương mại dùng nhiên liệu urani.

Theo lý thuyết, không khí siêu nóng có thể đẩy tuốc-bin và động cơ phản lực nên công nghệ này có thể giúp các máy bay ném bom bay với tốc độ siêu thanh trong nhiều ngày liền.

Tuy nhiên, dự án bị gác lại vào thập niên 1970 do khó khăn trong việc giảm kích thước và trọng lượng của lò phản ứng, cũng như quan ngại về tính an toàn một khi nó được trang bị cho máy bay. Một vấn đề khác là sự rò rỉ trong đường ống và lò phản ứng gây ra bởi muối nóng trong quá trình phân hạch.

Không riêng Trung Quốc, hiện các doanh nghiệp Mỹ đang tìm cách nghiên cứu công nghệ này, trong khi Nhật Bản, Nga và Pháp cũng tỏ ra quan tâm.

RELATED ARTICLES

Tin mới