Sunday, December 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTập đoàn công nghệ nào dám thách thức TQ?

Tập đoàn công nghệ nào dám thách thức TQ?

Đôi khi bạn có thể đánh giá một người tự hào như thế nào khi được chứng kiến một sự kiện qua cách họ kể về chuyện đó.

Khi sự kiện đó là cuộc gặp gỡ về Internet toàn cầu thường niên tại Ô Trấn, Trung Quốc, rất nhiều người đã tham gia nhưng ít ai nói về sự tham dự của mình.

Trung Quốc vừa thông minh nhưng cũng nhẫn tâm khi kiểm soát Internet trong lãnh thổ của mình. Nước này chặn một số trang web nước ngoài đồng thời kiểm duyệt – chặt chẽ – những gì người Trung Quốc được phép xem.

Bàn tròn thứ Năm: phí BOT hay ‘tiền mãi lộ’?

Dù vậy, cuộc gặp gỡ này mang ý nghĩa về sự mở cửa.

Không có mấy sự cởi mở về “bức tường lửa” đã chặn nhiều website ví dụ như Twitter, Facebook, Google và tờ New York Times.

Cũng chẳng thấy cởi mở từ vị bộ trưởng tôi đi theo dọc hành lang. Không phải từ một cán bộ cao cấp của Facebook. Không phải từ một trong những người sáng lập LinkedIn.

Người nhắc việc của Chen Zhaoxiong cố gắng đẩy tôi đi và bàn tay quen thuộc nhanh chóng che ống kính máy ảnh khi thứ trưởng công nghiệp và công nghệ thông tin phớt lờ câu hỏi của tôi và nói “không vấn đề gì, không vấn đề gì”.

Đây là một cơ hội hiếm để tôi có thể nói chuyện cùng – mà đúng ra là nói với – một quan chức chính phủ cấp cao. Ông có một phần trách nhiệm trong việc duy trì bức tường lửa khiến các mạng xã hội phổ biến với thế giới bên ngoài bị cấm tại Trung Quốc.

Cuối cùng ông nói với tôi: “Câu hỏi của bạn rất thú vị. Chúng tôi sẽ cân nhắc lời khuyên của bạn.”

Thắng lợi trên mạng Internet

Trung Quốc đâu cần lời khuyên, bởi vì sự thật là họ đang thắng lợi trên mạng Internet.

Nước này coi trọng những sáng kiến mới khi chuyển mình thành một nền kinh tế điện tử, cùng lúc sử dụng nó làm một công cụ đàn áp dai dẳng. Việc tự quảng cáo bản thân, cả trong nước và tại nước ngoài, trở nên khéo léo hơn mỗi ngày.

Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào việc vận hành mạng lưới của mình; gồm trí tuệ nhân tạo, dữ liệu và điện toán đám mây. Tất cả được làm cùng lúc khi Trung Quốc giới thiệu thị trường điện tử phát triển nhanh nhất thế giới.

Tôi đã quen với câu nói này; một tỉ người dùng Facebook tiếp theo sẽ đến từ một nơi. Đây là lý do tại sao mạng xã hội này đang rất cố gắng để có thể vào Trung Quốc một cách hợp pháp.

Bản quyền hình ảnh AFP/Getty Images

Facebook bị chặn tại đây. Không như LinkedIn và công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft, Facebook vẫn chưa đăng kí điều kiện kinh doanh tại đây.

Nhưng bao giờ điều này mới xảy ra? Liệu họ có kiểm duyệt nội dung tại Trung Quốc? Liệu họ có giải thích về tầm quan trọng của Trung Quốc đối với tương lai của công ty?

Tất cả những câu hỏi này được đón nhận với nụ cười gượng gạo và một câu “miễn bình luận” từ Vaughan Smith, một quản lý cấp cao của Facebook tôi đã nói chuyện cùng khi ông rời một buổi họp đông đúc tại hội thảo.

Kiểm duyệt và kiểm soát Internet chỉ mới được đẩy mạnh dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình. Bộ máy càng làm việc mạnh mẽ hơn vào đầu năm nay, để tạo tiền đề giúp ông thực hiện tốt nhiệm kỳ thứ hai làm người đứng đầu Đảng Cộng sản.

Tăng cường kiểm duyệt

Apple đồng ý xóa bỏ hàng tá ứng dụng VPN được dùng để kết nối mạng miễn phí. Giám đốc điều hành Tim Cook nói rằng họ phải tuân thủ các luật lệ và quy định.

Ông khá “lạc quan” rằng quyết định này sẽ được thu hồi. Nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy chuyện này sẽ xảy ra.

Rồi một số dịch vụ của WhatsApp bị chặn. Bức ảnh chế so sánh ông Tập với gấu Pooh là một trong số những hình ảnh bỗng dưng không thể gửi được qua ứng dụng tin nhắn này.

Bản quyền hình ảnh AFP/Weibo Image caption Trung Quốc cố gắng chặn các ảnh chế so sánh Tập Cận Bình với gấu Pooh

Nhưng những điều đó không cản trở những cái tên lớn từ nước ngoài tới tham dự hội thảo này.

RJ Pittman, giám đốc phụ trách sản phẩm của eBay đồng ý trò chuyện cùng BBC. Ông nói rằng “Những gì cần diễn ra là nhiều cuộc đối thoại hơn nữa”.

Ông nói website đấu giá và bán lẻ này đã học được rất nhiều trong hơn một thập kỷ kinh doanh tại Trung Quốc.

“Chúng tôi đã liên tục thúc đẩy đối thoại với chính phủ Trung Quốc,” ông giải thích. Về câu hỏi họ đang thúc đẩy những gì, ông trả lời đó là “một số thứ” họ đang đồng thuận, trong đó có vấn đề an ninh mạng.

Chủ quyền và sự kiểm soát

Cuộc gặp mặt này hiện tại đã diễn ra năm thứ 4. Thành phố cổ thanh bình nơi tổ chức hội nghị tạo ra cảm giác rằng Trung Quốc đang cố gắng thể hiện cho thế giới một tầm nhìn khác biệt của mạng Internet ở Trung Quốc. Những người khởi xướng không chỉ là các chính trị gia. Người cuối cùng tôi trò chuyện cùng, một người đàn ông gầy và giống nhân vật hoạt hình, là người lãnh đạo cuộc cải cách.

Jack Ma là một ngôi sao tại Trung Quốc. Ông kiếm ra hàng tỷ. Ông sáng lập ra hãng bán lẻ online khổng lồ Alibaba.

Doanh nghiệp này đã khiến ông trở thành doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc, và ông có một thông điệp rất rõ ràng cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia vào thị trường.

“Kinh doanh tại bất kì nước nào cũng cần phải tuân thủ luật lệ và quy định,” ông nói với tôi.

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Nhà sáng lập Alibaba, Jack Ma nói rằng cần phải tuân thủ luật lệ của Bắc Kinh

“Tôi không ở trong chính phủ, tôi không thể lên tiếng thay mặt chính phủ. Nhưng tôi hiểu Facebook, các công ty này, họ vẫn đang cố gắng. Nhưng nếu họ đến đây họ sẽ phải nói được rồi, tôi sẽ tuân thủ luật lệ và quy định của Trung Quốc.”

Trong một bức thư chúc mừng, Chủ tịch Trung Quốc hứa với hội nghị rằng ông sẽ mở cửa “rộng và rộng hơn”.

Ông biết một số công ty nước ngoài không thích tầm nhìn Internet của ông. Nhưng họ sẽ chấp nhận – và gia nhập.

Như Tim Cook của Apple đã chứng minh, khi ông xuất hiện tại đây để ca ngợi tầm nhìn về sự “mở cửa” online của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới