Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiHy vọng cho đàm phán về Triều Tiên

Hy vọng cho đàm phán về Triều Tiên

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có dấu hiệu hạ nhiệt khi Mỹ tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Bình Nhưỡng mà không cần điều kiện tiên quyết.

Reuters ngày 13.12 đưa tin Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã đề nghị đàm phán trực tiếp với CHDCND Triều Tiên vào mọi thời điểm mà không cần điều kiện tiên quyết. Đây là một tuyên bố đầy bất ngờ vì Washington từng nhấn mạnh chỉ đối thoại chừng nào Triều Tiên chịu từ bỏ vũ khí hạt nhân.

“Thật không thực tế khi nói chúng tôi sẽ chỉ đàm phán nếu anh ngồi vào bàn để sẵn sàng từ bỏ chương trình của mình. Họ đã đầu tư quá nhiều vào đó và tổng thống cũng rất thực tế về điều này”, ông Tillerson phát biểu tại diễn đàn chính trị Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington D.C. (Mỹ) ngày 12.12.

Ngoại trưởng Tillerson nói thêm Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “khuyến khích các nỗ lực ngoại giao của chúng tôi”.

“Chúng tôi sẵn sàng tổ chức cuộc gặp đầu tiên mà không cần điều kiện tiên quyết nào”, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố.

Ngoại trưởng Mỹ cho biết sẽ không giới hạn chủ đề thảo luận mà tùy theo mong muốn của Triều Tiên. “Chúng ta có thể nói về thời tiết nếu họ muốn. Chúng ta cũng có thể trao đổi về việc sẽ đàm phán bàn vuông hay bàn tròn, rồi ta sẽ bắt đầu vạch ra lộ trình mà cả hai đều sẵn sàng làm việc tiếp”, ông nói.

Tuy vậy, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh để đi đến bàn đàm phán, trước hết phải có một khoảng thời gian yên tĩnh, không có vụ thử hạt nhân hoặc tên lửa nào. Ông nói: “Thật khó nói chuyện nếu giữa cuộc đàm phán của chúng ta, các anh lại quyết định thử vũ khí nào đó nữa. Nếu đi đến đàm phán, chúng ta cần thời gian yên tĩnh”.

Phát biểu thiện chí của ông Tillerson đã nhen nhóm tia hy vọng về hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, nhưng vẫn có không ít ý kiến tỏ ra bi quan, xuất phát từ tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” về chính sách ngoại giao của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Vài giờ sau, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders khẳng định: “Quan điểm của Tổng thống Trump là không thay đổi. Triều Tiên đang hành động theo cách gây nguy hại không chỉ cho Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc mà còn cả thế giới”.

Vào tháng 10, Tổng thống Trump đã viết trên Twitter rằng ông Tillerson chỉ phí thời gian khi theo đuổi các cuộc đối thoại với Triều Tiên. Theo Reuters, Trung Quốc và Nga đã lên tiếng hoan nghênh nỗ lực đối thoại của Ngoại trưởng Mỹ, song Nhật vẫn ủng hộ chiến lược gây áp lực tối đa lên Triều Tiên thông qua các lệnh trừng phạt để Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Chuẩn bị cho chiến tranh

Dù khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi các nỗ lực ngoại giao với Triều Tiên, nhưng Ngoại trưởng Tillerson cũng cảnh báo Mỹ sẽ vẫn tìm đến các giải pháp quân sự nếu cần thiết. Theo BBC dẫn lời ông Tillerson, Trung Quốc đã có các bước chuẩn bị cho việc xử lý vấn đề người tị nạn và vũ khí hạt nhân trong trường hợp xảy ra biến cố ở Triều Tiên. Việc các nước ngày càng gia tăng sức ép lên Triều Tiên khiến Trung Quốc lo ngại Bình Nhưỡng sẽ không thể trụ được, khi đó sẽ có lượng lớn người tị nạn tràn sang Trung Quốc.

Ngoại trưởng Tillerson cho rằng đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và không thể xử lý. “Trung Quốc đang có những bước chuẩn bị cho các sự kiện bất ngờ này. Tôi nghĩ rằng điều này nằm trong tầm quản lý của họ”, ông Tillerson nói.

Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết Washington và Bắc Kinh đã bàn bạc về việc đảm bảo số vũ khí hạt nhân của Triều Tiên không bị rơi vào tay “kẻ xấu”. Ông cho biết Washington đã cam kết với Bắc Kinh rằng nếu buộc phải đưa quân sang Triều Tiên thì Mỹ sẽ rút quân về lại Hàn Quốc sau khi kết thúc chiến sự. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh mục tiêu duy nhất của Mỹ vẫn là phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Lệnh cấm bay có thể được áp dụng trên không phận CHDCND Triều Tiên và khu vực lân cận trước mối đe dọa từ tên lửa của nước này.

Triều Tiên hướng đến cường quốc hạt nhân số 1 thế giới
Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra lời cam kết trên tại buổi lễ bế mạc hội nghị ngành công nghiệp vũ khí của nước này hôm 12.12. Theo KCNA, lãnh đạo Triều Tiên nói các nhà khoa học và công nhân đứng sau vụ thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 hôm 29.11 có đủ khả năng đạt được mục tiêu ông đề ra, và Triều Tiên “sẽ tiến bộ vượt bậc và nhảy vọt thành cường quốc hạt nhân, quân sự mạnh nhất thế giới”. Cũng tại hội nghị, lãnh đạo Kim Jong-un chỉ đạo các chuyên gia tên lửa tiếp tục sản xuất thêm nhiều loại vũ khí tối tân và đa dạng để đẩy mạnh lực lượng hạt nhân cả về chất lượng lẫn số lượng.

RELATED ARTICLES

Tin mới