Những bất đồng của các nước lớn sẽ khiến tình hình Đông Á nóng hơn trong thời gian tới.
Hôm 29/11 sau gần 3 tháng “yên ắng” Triều Tiên tuyên bố đây là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong 15 mới, có khả năng tấn công toàn bộ lục địa Mỹ.
Vụ thử tên lửa khiến giới chức quốc phòng và tình báo Mỹ bối rối, Bình Nhưỡng gửi lời thách thức nặng cân nhất từ trước tới nay tới Washington và các đồng minh tại Đông Á của mình.
Hôm 12/12, Reuter dẫn lời người phát ngôn của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản cho biết, nước này đã gửi 4 chiếc F-15 cùng một máy bay tuần tiễu tham gia cùng 2 máy bay ném boom chiến lược B-1B, 6 chiếc F-35 và 4 chiến đấu cơ đa nhiệm F-18 cùng 1 máy bay tiếp dầu trên không của Mỹ xuất phát tại từ căn cứ Andersen tập trận tại khu vực biển Hoa Đông, phía nam bán đảo Triều Tiên.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lục Khảng cho biết:
“Chúng tôi cho rằng vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên chỉ có thể được được giải quyết hòa bình thông qua đối thoại hiệp thương, quyết không được để bán đảo Triều Tiên rơi vào cục diện hỗn loạn và xảy ra chiến tranh, đây là lợi ích căn bản của các nước trong khu vực đồng thời cũng là hy vọng chung của cộng đồng quốc tế”.
Trong năm 2017, liên quân Mỹ-Hàn, Mỹ-Nhật liên tiếp tổ chức các cuộc diễn tập Không quân, Hải quân với quy mô chưa từng có.
Mục đích của những hoạt động này không chỉ đơn thuần để nắn gân Triều Tiên mà còn để dò xét thái độ của Trung Quốc.
Nhưng xem ra Bắc Kinh đang ưu tiên các giải pháp chính trị hơn là để tâm đến các hoạt động quân sự của Mỹ và Nhật Bản.