Tuesday, January 7, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiNga, Trung hào hứng với quan điểm mới của Mỹ về Triều...

Nga, Trung hào hứng với quan điểm mới của Mỹ về Triều Tiên

Ngay sau tuyên bố từ Ngoại trưởng Mỹ về việc chấp nhận đàm phán “không có điều kiện tiên quyết” với Triều Tiên, hai nước có ảnh hưởng trong vấn đề này là Nga và Trung Quốc đã nhanh chóng lên tiếng ủng hộ.ện Kremlin ngày 13-12 nhấn mạnh Nga hoan nghênh tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson rằng Washington sẵn sàng đàm phán vô điều kiện với Triều Tiên, đồng thời coi đây là cách tiếp tận mang tính xây dựng của Mỹ.

Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết sự thay đổi lập trường của Mỹ phù hợp với những kêu gọi liên tiếp của Nga trước đây rằng Washington nên kềm chế trong các phản ứng liên quan tới chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Tuy nhiên theo hãng tin Reuters, trong một cuộc họp báo vừa diễn ra, nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova lại nhắc nhở rằng kiểu “biểu dương sức mạnh” của Mỹ ở Hàn Quốc sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho toàn khu vực.

Cùng ngày, Trung Quốc đã lên tiếng hưởng ứng những phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Tillerson, kêu gọi Washington thúc đẩy tiếp xúc và đối thoại với Bình Nhưỡng.

 Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố: “Chúng tôi đã ghi nhận phát biểu của ông Tillerson. Chính phủ Trung Quốc từ trước đến nay luôn giữ lập trưởng ủng hộ việc giải quyết hòa bình vấn đề Bán đảo Triều Tiên thông qua đối thoại và đàm phán. Trung Quốc hoan nghênh mọi nỗ lực nhằm xoa dịu căng thẳng và thúc đẩy đối thoại để giải quyết vấn đề”.

Ông Lục Khảng khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực trong tiến trình thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Triều Tiên.

Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung Gyon vẫn kêu gọi Triều Tiên ngừng ngay mọi hành động khiêu khích và đi tới đàm phán “vô điều kiện”. Ông Cho khẳng định Seoul sẵn sàng giúp Triều Tiên ngừng chương trình vũ khí hạt nhân và đạt được những đảm bảo về an ninh thông qua việc hợp tác với các nước láng giềng.

Ông kêu gọi Triều Tiên chấm dứt nghi ngờ về những nỗ lực của phía Hàn Quốc, đồng thời khẳng định hai miền Triều Tiên có thể chung sống trong hòa bình và thịnh vượng dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.

Nga, Trung hào hứng với quan điểm mới của Mỹ về Triều Tiên - Ảnh 3.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 8 ngành công nghiệp vũ khí Triều Tiên tổ chức ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 12-12 – Ảnh: REUTERS

Vào ngày 12-12 (giờ Mỹ), phát biểu về vấn đề Triều Tiên tại cơ quan nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương có trụ sở ở thủ đô Washington, ông Tillerson đề nghị với Bình Nhưỡng rằng “chúng ta hay cùng gặp nhau”.

Trong khi tái khẳng định lập trường lâu dài của Mỹ là không dung thứ cho một Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, ông Tillerson cho biết Mỹ sẵn sàng đàm phán bất kỳ lúc nào Triều Tiên sẵn sàng, nhưng Bình Nhưỡng phải ngồi vào bàn đàm phán với tâm thế sẵn sàng lựa chọn thay đổi.

Chúng tôi sẵn sàng tiến hành đối thoại nếu Triều Tiên sẵn sàng. Chúng tôi có thể bắt đầu bằng việc nói chuyện về thời tiết, hoặc tranh luận tại sao phải làm cái bàn tròn hay vuông. Sau đó chúng tôi có thể bắt đầu thiết lập lộ trình dẫn đến điều mình muốn”

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson

Theo đánh giá của giới quan sát, Ngoại trưởng Tillerson đã đề xuất khởi động các cuộc đàm phán với Triều Tiên mà không cần điều kiện tiên quyết, động thái dường như thay đổi hoàn toàn lập trường của Washington, vốn yêu cầu Bình Nhưỡng trước hết phải chấp nhận giải giáp hạt nhân để tiến hành đàm phán.

Hiện chưa rõ liệu ông Tillerson có giành được sự ủng hộ hoàn toàn của Tổng thống Mỹ Donald Trump để tìm kiếm một sự cởi mở về ngoại giao như vậy hay không.

Trong diễn biến liên quan cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov khẳng định nước này sẽ thúc đẩy đối thoại chính trị với Triều Tiên, trong đó có đối thoại giữa Bộ Quốc phòng hai nước. Phát biểu với báo giới, ông Ryabkov nhấn mạnh Triều Tiên là quốc gia láng giềng của Nga, do vậy Matxcơva cần phát triển các mối quan hệ, trong đó đối thoại chính trị đóng vai trò rất quan trọng.

Theo ông, Nga sẽ tận dụng mọi cơ hội để tiến hành đối thoại trực tiếp và Matxcơva sẽ tiếp tục tận dụng các cơ hội này trong tương lai, trong đó có thông qua Bộ Quốc phòng hai bên.

Trên thực tế, Nga cũng chủ động tiến hành các bước đi của mình: phái đoàn Bộ Quốc phòng Nga do Phó Giám đốc Trung tâm Chỉ huy Quốc phòng Nga Victor Kalganov dẫn đầu, đã có chuyến thăm bất ngờ tới Bình Nhưỡng trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên Bán đảo Triều Tiên.

Chuyến đi này diễn ra không lâu sau chuyến thăm của một phái đoàn Triều Tiên đến Nga mà mục tiêu hẳn cũng nhằm giải nhiệt cho vấn đề bán đảo Triều Tiên.

Nga, Trung hào hứng với quan điểm mới của Mỹ về Triều Tiên - Ảnh 5.

Hình ảnh phái đoàn quốc phòng Nga đến Bình Nhưỡng do Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên công bố ngày 13-12 – Ảnh: REUTERS

Ngoài ra, ông Ryabkov còn cho biết Nga và Mỹ vẫn tiếp tục duy trì các cuộc tiếp xúc để thảo luận về cuộc khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên ở các cấp độ khác nhau. Ông Ryabkov cho rằng cuộc khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên là một trong những vấn đề trọng tâm được thảo luận giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson hồi cuối tuần qua tại thủ đô Vienna của Áo.

Đại sứ Nga tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Alexander Grushko cho biết Matxcơva coi việc sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề Triều Tiên là không thể chấp nhận, đồng thời kêu gọi các nước thành viên NATO tránh những hành động khiêu khích nhằm tạo điều kiện cho các nỗ lực ngoại giao và chính trị. Ông Grushko cũng khẳng định Mỹ đóng vai trò đặc biệt trong vấn đề này.

Theo Đại sứ Grushko, NATO không có vai trò gì trong vấn đề Triều Tiên và ban lãnh đạo NATO hoàn toàn hiểu rõ điều này. Tuy nhiên, vấn đề hạt nhân Triều Tiên nói chung vẫn là một thách thức nghiêm trọng đối với Nga cũng như các nước thành viên NATO.

RELATED ARTICLES

Tin mới