Phương Tây lo ngại rằng các chiến hạm Nga ở Đại Tây Dương có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng với NATO mà không cần phải tốn bất kỳ viên đạn nào.
Một tàu chiến trong Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Ảnh: Sputnik
“Cắt đứt các đường dây cáp quang này sẽ làm tê liệt mọi thứ, từ thương mại đến kết nối Internet” – tờ The Guardian dẫn lời ông Peach cho hay.
Hai tuần trước, tổ chức Trao đổi Chính sách cảnh báo trong một báo cáo rằng, 97% thông tin liên lạc toàn cầu và 10 nghìn tỉ USD giao dịch thương mại hàng ngày phụ thuộc hoàn toàn vào những đường cáp quang như vậy.
Cáp biển thường được coi mà mục tiêu để nghe lén hơn là phá hủy. Vào đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh, việc nghe lén qua đường cáp biển là một trong những hoạt động của các cơ quan tình báo.
Khi mối quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đi đáng kể sau khi Nga sáp nhập Crưm, giới chức quân sự Mỹ báo động về hoạt động của hải quân Nga gần các đường cáp biển. Năm 2015, giới chức Mỹ nói với tờ New York Times rằng họ nhận thấy sự gia tăng đáng kể các tàu Nga hoạt động dọc theo một số tuyến đường biển từ Biển Bắc đến Đông Nam Á.
Theo chiến lược chính sách hải quân mới mà Tổng thống Vladimir Putin công bố trong năm nay, các lực lượng trên biển là “một trong những công cụ hữu hiệu nhất để răn đe hạt nhân và phi hạt nhân của Nga”.
Ông Putin nhấn mạnh, lực lượng hải quân phải chống lại những nỗ lực “hạn chế việc Nga tiếp cận các nguồn tài nguyên trên biển và các đường vận tải biển tối quan trọng”.