Chuyến thăm châu Á đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump đầu tháng 11/2017, một lần nữa cho thấy vấn đề hạt nhân Triều Tiên thành điểm nóng trong chủ đề an ninh và ngoại giao toàn cầu. Trong bài phát biểu tại doanh trại của Mỹ ở căn cứ không quân Yokota (Nhật Bản), ngoài cam kết tăng thêm chi phí quân sự và phúc lợi cho các binh sĩ Mỹ có mặt, Donald Trump còn nhấn mạnh Mỹ sẽ cùng với Nhật Bản chuẩn bị “bảo vệ tự do” bất cứ lúc nào.
Tập trung ứng phó với cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên: Sự thay đổi lớn nhất trong chính sách châu Á của Mỹ năm 2017
Vấn đề hạt nhân Triều Tiên là đề tài trọng tâm trong chuyến thăm châu Á của Donald Trump. Kể từ khi lên nhậm chức ngày 20/1 đến nay, ông Trump đã bắt đầu có sự điều chỉnh lớn đối với chính sách Triều Tiên. Từ trung tuần tháng 3/2017, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson đã bắt đầu chuyến thăm lần đầu tiên đến 3 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ cao giọng bày tỏ chính sách “kiên nhẫn chiến lược” đối với Triều Tiên mà Chính quyền Obama thực thi đã kết thúc, Mỹ sẽ chuyển sang chính sách mới đối với Triều Tiên là “gây sức ép tối đa” đối với Bình Nhưỡng và không loại bỏ tấn công quân sự đối với nước này. Chính sách “không kiên nhẫn chiến lược” đối với Triều Tiên của Chính quyền Trump trên thực tế vẫn duy trì và kéo dài yếu tố cơ bản trong chính sách đối với Triều Tiên của Chính quyền Obama, sự điều chỉnh nổi bật nhất lại là phải xếp việc ứng phó với vấn đề hạt nhân Triều Tiên là “sự lựa chọn ưu tiên” trong chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ
Phản ứng của Triều Tiên đối với Chính quyền Trump là “lấy cứng chọi cứng”
Từ tháng 4 đến tháng 6/2017 sau khi Triều Tiên tiến hành 2 vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa, ngày 3/9 Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ 5 tại khu thử nghiệm Punggye-ri ở miền Đông Bắc nước này, đương lượng nổ của vụ thử nghiệm hạt nhân lần này lên đến 160.000 tấn thuốc nổ TNT, sức công phá đã vượt trên tổng cộng 4 vụ thử nghiệm hạt nhân mà Triều Tiên tiến hành trước đây. Triều Tiên còn 2 lần phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa vào tháng 7 và tháng 8, bay qua vùng trời của Nhật Bản. Bình Nhưỡng còn rêu rao muốn phóng thử tên lửa đạn đạo tới vùng biển gần căn cứ Guam của Mỹ, đồng thời đe dọa khi cần thiết sẽ tiến hành tấn công hạt nhân đối với đảo Guam, Hawaii và lãnh thổ Mỹ.
Sự đáp trả của Trump đương nhiên là rất “theo kiểu Trump”: nhằm vào việc Triều Tiên đe dọa dùng tên lửa đạn đạo bắn tới đảo Guam, đầu tháng 8/2017, Trump cho biết Mỹ sẽ đáp trả bằng “bão lửa và cuồng nộ”, đồng thời bày tỏ quân đội Mỹ “súng đã lên nòng, mục tiêu đã xác định”, Mỹ đã không còn kiên nhẫn đối với việc phóng tên lửa đạn đạo hạt nhân của Triều Tiên. Sau việc Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ 5, ngày 19/9 Trump đã có bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc rằng sẽ gọi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là “người tên lửa”, cho biết nếu cần thiết, Mỹ sẽ “hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên”. Những lời lẽ này đã khiến Kim Jong-un ngày 21/9 lần đầu tiên có bài phát biểu trên truyền hình nhằm vào Mỹ, rêu rao muốn làm cho “lão già lẩm cẩm” Trump phải trả giá đắt. Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng tuyên bố Triều Tiên có thể xem xét một vụ thử bom H ở quy mô chưa từng có trên vùng trời Thái Bình Dương.
Năm 2017, sự căng thẳng và thù địch giữa Mỹ và Triều Tiên đã gây ra tranh cãi rộng rãi của cộng đồng quốc tế đối với việc liệu Mỹ có dùng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên hay không. Ngoại trưởng Mỹ Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nhiều lần bày tỏ giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên bằng biện pháp ngoại giao vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của Mỹ, nhưng liệu Chính quyền Trump có kiên nhẫn giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên bằng biện pháp ngoại giao và có thành ý muốn ngồi xuống đàm phán với Triều Tiên hay không, tình hình vẫn chưa rõ ràng. Ít nhất bản thân Donald Trump từng công khai bày tỏ trên mạng xã hội Twitter rằng đàm phán với Triều Tiên là “lãng phí thời gian”.
Năm 2017, mức độ căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên là nghiêm trọng nhất kể từ khi bùng nổ cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên lần đầu tiên năm 2004. Mỹ-Hàn, Mỹ-Nhật liên tiếp tập trận trên quy mô lớn ở bán đảo Triều Tiên và vùng biển xung quanh, ngoài duy trì giống như “cuộc tấn công phủ đầu”, còn bao gồm tập trận đổ bộ cưỡng chế và tập trận chung chống tên lửa đạn đạo. Điều đặc biệt đáng chú ý là thỏa thuận chuyển giao sớm quyền chỉ huy thời chiến Hàn-Mỹ đã đạt được khuyến khích Hàn Quốc phát huy vai trò chủ đạo trong hành động quân sự trên đất liền của Triều Tiên và Mỹ trong thời gian tới, quyền chỉ huy thời chiến Mỹ-Hàn hứa hẹn sẽ hoàn tất việc chuyển giao cho phía Hàn Quốc trong vòng 18 tháng.
Ngày 24/9/2017, các máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1B của Mỹ đã tiến hành bay mang tính đe dọa chiến lược ở vùng biển phía Đông Triều Tiên. Trong thời gian nửa năm từ tháng 6 đến tháng 11/2017, máy bay ném bom chiến lược B-1B đã 9 lần bay qua vùng trời bán đảo Triều Tiên. Các cuộc chuẩn bị tấn công quân sự của Chính quyền Trump và các nước đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc… nhằm vào Triều Tiên đã lập kỷ lục cao mới trong lịch sử. Tillerson nhất quán “cứng rắn” trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên tại phiên điều trần trước quốc hội vào cuối tháng 10 đã bày tỏ “những nỗ lực ngoại giao sẽ kéo dài cho tới khi buộc phải thả quả bom đầu tiên xuống Triều Tiên”.
Sở dĩ Chính quyền Trump thể hiện rõ tình trạng gây sức ép quân sự cao với Triều Tiên, một là do các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm xa được Triều Tiên tiến hành liên tục trong năm 2017 và cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 buộc nước Mỹ ý thức được rằng chỉ còn “vài tháng” nữa là Triều Tiên có thể có khả năng tấn công Mỹ bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa – đây là dự đoán mà Giám đốc Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo công khai đưa ra. Một khi Triều Tiên có khả năng hạt nhân chiến lược tầm xa có thể tấn công Mỹ, tình hình hạt nhân chiến lược toàn cầu mà Mỹ vốn lấy Trung Quốc, Nga làm kẻ thù giả tưởng và chương trình hành động quân sự vốn có trên bán đảo Triều Tiên có thể buộc phải đối mặt với sự điều chỉnh lớn. Một Triều Tiên có khả năng tấn công hạt nhân không những sẽ kiểm tra được việc liệu Mỹ có đồng ý chấp nhận đối mặt với “sự yếu đuối mang tính chiến lược” của Triều Tiên hay không, mà còn sẽ khiến cho trách nhiệm quân sự đồng minh vốn có buộc phải đánh giá và thay đổi lại. Chẳng hạn, một khi Triều Tiên có khả năng trả thù hạt nhân, xung đột quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, hoặc thách thức quân sự của Triều Tiên đối với Hàn Quốc, trong tương lai liệu Mỹ có thể lập tức thực hiện nghĩa vụ đồng minh hỗ trợ quân sự cho Hàn Quốc hay không sẽ bị thay đổi. Nếu không Mỹ sẽ bị sự tấn công hạt nhân mang tính trả thù của Triều Tiên. Cho dù xét từ các góc độ như duy trì hệ thống đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đảm bảo việc triển khai quân sự tuyến đầu và nghĩa vụ can thiệp quân sự của Mỹ cũng như không để lại cho Triều Tiên “cơ hội nhìn thấy sự yếu đuối chiến lược” của Mỹ…, việc Triều Tiên sở hữu hạt nhân mang tính thực chất – không những sở hữu bom nguyên tử, mà còn sở hữu thực tế sức mạnh hạt nhân chiến lược có thể tấn công lãnh thổ và các căn cứ quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, đều là những điều mà Nhà Trắng và Lầu Năm Góc không thể chấp nhận.
Việc Triều Tiên sở hữu khả năng tấn công hạt nhân liên lục địa thực sự cách “giới hạn đỏ” của Mỹ không xa.
(Còn nữa)