Saturday, December 21, 2024
Trang chủBiển nóngBiển Đông không phải là nguy cơ đe dọa duy nhất trong...

Biển Đông không phải là nguy cơ đe dọa duy nhất trong quan hệ TQ và Australia

Tư lệnh Hải quân Australia, Phó Đô đốc Tim Barrett vừa đi thăm Bắc Kinh tuần trước đã bị các đồng nghiệp Trung Quốc khiển trách vì tàu chiến Úc tham gia tập trận hải quân ở Biển Đông, chuyên gia phân tích của Sputnik, ông Petr Tsvetov viết. Tim Barrett được cảnh báo rằng “cuộc tập trận của Australia làm suy yếu sự ổn định trong khu vực.”

Điều thú vị là cuộc diễn tập đã xảy ra từ 6 tháng trước, hồi tháng Sáu, cùng với các thủy thủ Australia còn có sự tham dự của Canada và Mỹ, nhưng sự phẫn nộ lại chỉ được bày tỏ với Úc vào giữa tháng Mười Hai. Tại sao?

Rõ ràng là cần phải xem xét cuộc cãi nhau này trong một ngữ cảnh rộng hơn. Lo ngại về sự phát triển sức mạnh quân sự và chính trị của Bắc Kinh, Australia mong muốn mở rộng sự hiện diện của mình trong khu vực và quyết định không đứng bên lề tiến trình. Hồi tháng 11, Australia công bố Sách trắng, trong đó Chính phủ đã chỉ trích việc Bắc Kinh tiến hành bồi đắp và xây dựng các đảo Biển Đông. Đồng thời, văn kiện bày tỏ quan ngại về nguy cơ đe dọa đến từ Trung Quốc đối với Đài Loan và các vùng lãnh thổ ở Biển Hoa Đông.

Rõ ràng, chính sách Châu Á như vậy của Canberra trùng hợp với bản chất quan hệ với Washington. Và Canberra cũng không che dấu điều này. Sách Trắng nêu trên cũng giải thích, “liên minh với Mỹ là trọng tâm chính sách của chúng tôi trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương… Hiện nay Trung Quốc đang thách thức chính sách của Mỹ.”

Theo tinh thần văn hoá chính trị Mỹ, Australia đã thực hiện hành động khác chống Trung Quốc. Trong khuôn khổ đạo luật cấm người nước ngoài tài trợ cho các đảng chính trị và các chính trị gia Australia, mới được thông qua gần đây, các nhà chức trách Canberra đã thổi phồng scandal xung quanh Sam Dastyary, Thượng nghị sĩ của Đảng Lao động, cáo buộc ông nhận tiền từ doanh nhân Trung Quốc. Ông Sam Dastyary bị cáo buộc rằng khi nhận được khoản tiền này, nhà lập pháp đã ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông trong quốc hội.

Sam từ chức, nhưng chính phủ Australia không dừng lại ở đó, mà cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào cuộc sống nội bộ của các trường đại học Australia. Bắc Kinh phẫn nộ chính thức bác bỏ tất cả những cáo buộc này. Trong khi đó, hơn 140 000 sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Australia.

Khu vực Châu Á — Thái Bình Dương ngày càng trở thành địa bàn cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Và cuộc tranh cãi Trung Quốc-Australia chỉ là một phần trong trò chơi lớn và nguy hiểm này.

RELATED ARTICLES

Tin mới