Friday, April 26, 2024
Trang chủĐàm luậnTriều Tiên cần Nga hơn TQ

Triều Tiên cần Nga hơn TQ

Trung Quốc mất dần vị thế là người hòa giải ở bán đảo Triều Tiên khi bị Bình Nhưỡng xếp sau Nga.

Yếu tố Nga trong cuộc khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên đã được nâng cao hơn cả đồng minh Trung Quốc.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho biết, báo chí Triều Tiên đã đặt Tổng thống Nga lên trước Chủ tịch Trung Quốc trong danh sách những nhà lãnh đạo nước ngoài mà Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gửi lời chúc mừng năm mới.

Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đã đưa ra một danh sách các nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo chính trị và nhân vật nổi tiếng trên khắp thế giới trong một bài viết đăng ngày 31/12, nhưng chỉ sử dụng chức danh của họ mà không ghi tên.

Nhà lãnh đạo Nga được xếp trước thứ tự với Chủ tịch Trung Quốc không phải chuyện mới.

Đây là năm thứ 4 liên tiếp Trung Quốc bị đặt sau Nga trong danh sách của Triều Tiên.

Từ năm 2009-2014, Triều Tiên luôn nêu bật mối quan hệ đồng minh mạnh mẽ với Trung Quốc bằng cách có bài viết riêng trên báo chí về lời chúc mừng năm mới mà họ nhận được từ phía Bắc Kinh.
 
Sự căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đã leo thang trong bối cảnh Triều Tiên tiếp tục phát triển và thử nghiệm tên lửa và bom hạt nhân trong những năm gần đây.

Hồi tháng 4/2016, nhà lãnh đạo Kim Jong-un còn tuyên bố Trung Quốc là “kẻ thù của Triều Tiên” và de dọa phát động “chiến tranh hạt nhân” với nước này.

Trieu Tien danh gia Nga cao hon Trung Quoc
Triều Tiên còn gọi Trung Quốc là đồng minh đã phản bội.

Cụ thể, nước này hôm 10/3 đã phát hành một tài liệu trong đó lên án Trung Quốc gay gắt. Tài liệu này cáo buộc Trung Quốc là “kẻ phản bội” và lên án Bắc Kinh ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhắm vào Bình Nhưỡng.

Tài liệu này cũng đe dọa sẽ tấn công Trung Quốc bằng một lực lượng mạnh như “một cơn bão hạt nhân”.

“Chúng ta không mềm mỏng, dễ dãi đối với người Trung Quốc nữa mà thay vào đó, sẽ đối xử với họ bình đẳng nhằm thay đổi thái độ xem nhẹ chúng ta của họ. Tất cả công nhân viên và đảng viên phải tham gia và góp phần thúc đẩy các chiến lược gây sức ép đối với Trung Quốc bởi sự phản bội của họ” – Mirror dẫn tài liệu được Triều Tiên lưu hành.

Rõ ràng là quan điểm của Triều Tiên trong việc lựa chọn đồng minh và người ủng hộ đã có sự thay đổi.

Lâu nay, Nga luôn có một đường lối xử lý nhất quán và chiến lược: Tình hình Triều Tiên phải được giải quyết bằng đối thoại.

RELATED ARTICLES

Tin mới