Tuesday, November 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao quan hệ Nga-phương Tây tiếp tục căng thẳng trong năm...

Vì sao quan hệ Nga-phương Tây tiếp tục căng thẳng trong năm 2018?

Quan hệ Nga và phương Tây trong năm 2018 dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp: Hai bên sẽ tiếp tục các lệnh cấm vận lẫn nhau, cũng như sẽ không từ bỏ tăng cường tiềm lực quân sự của mình ở châu Âu….

Nhận định trên dodo Công ty Tình báo tư nhân Stratfor đưa ra. Theo đó, trong những năm gần đây Moscow đã thành công trong việc mở rộng ảnh hưởng của mình trên thế giới và ngày càng xa rời phương Tây hơn. Điều này cho thấy quan hệ với phương Tây chỉ là một trong nhiều lĩnh vực thuộc chính sách đối ngoại của Nga chứ không phải là điều gì đó quá là quan trọng.

Hiện năm 2017 đã đi đến những ngày cuối cùng và tất cả đang dần rõ rằng áp lực của phương Tây đối với Nga sẽ không giảm bớt như kỳ vọng sau khi ông Donald Trump lên nắm chức vụ Tổng thống Mỹ. Stratfor cho rằng trong năm 2018, khuynh hướng căng thẳng sẽ càng được củng cố và Mỹ cùng với các quốc gia đồng minh của mình sẽ “tiếp tục duy trì và thậm chí là mở rộng các lệnh trừng phạt chống Nga”.

Theo Stratfor, quan hệ giữa Nga với các quốc gia phương Tây trong tương lai gần sẽ được hình thành dưới sự tác động của hàng loạt nhân tố quan trọng, một trong số này là xung đột ở Ukraine. Trong bối cảnh xung đột đang bị “đóng băng” thời gian gần đây, các cuộc tiếp xúc ngoại giao giữa Nga với Mỹ về vấn đề Ukraine đang được gia tăng, và động lực quan trọng cho quá trình này là đề xuất của Tổng thống Nga Putin về việc bố trí lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Donbass của Ukraine.

Mặc dù các bước tiến này đã tạo ra hy vọng rằng trong năm 2018, xung đột có thể sẽ được giải quyết nhưng các chuyên gia phân tích của Stratfor lại cho rằng đây là điều khó có thể xảy ra. Nguyên nhân là do Nga và các nước phương Tây có các quan điểm hoàn toàn khác nhau về thành phần của lực lượng gìn giữ hòa bình sẽ được cử đến Donbass.

Cụ thể, Moscow cho rằng lực lượng gìn giữ hòa bình này sẽ chỉ là lực lượng hạn chế và có chức năng là đảm bảo an ninh cho các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Trong khi đó, phương Tây cùng với Ukraine lại cho rằng cần phải bố trí lực lượng này trên toàn bộ lãnh thổ Donbass, trong đó có cả vùng biên giới với Nga.

Trong vấn đề này, phía Nga có thể coi đề xuất của mình về lực lượng gìn giữ hòa bình như là bằng chứng cho thấy “Nga sẵn sàng tiến hành các cuộc đàm phán về xung đột Ukraine, qua đó ngăn chặn khả năng phương Tây gia tăng áp lực chống Nga”. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có nghĩa là Moscow sẵn sàng chấp nhận các điều kiện do phương Tây và Ukraine đưa ra. Điều này cho thấy bất cứ khả năng nào để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine đều phải gắn với các cuộc đàm phán kéo dài, phức tạp trước đó.

Ngoài ra, Stratfor cho rằng Nga cho đến nay vẫn giữ được khả năng khi cần thiết sẽ gia tăng leo thang trong xung đột Ukraine. Nga đã tính đến việc trong năm 2018, nhiều khả năng Mỹ sẽ tiếp tục siết chặt các biện pháp cấm vận chống Nga sau khi kết quả các cuộc điều tra “dấu vết Nga” ở Mỹ được làm rõ. Khi đó, Moscow có thể sẽ lại có kịch bản riêng của mình cho vấn đề Ukraine. 

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg

Một nhân tố khác có thể khiến quan hệ Nga với phương Tây tiếp tục căng thẳng là việc hai bên liên tục tăng cường tiềm lực quân sự của mình ở biên giới châu Âu. Do đó, các chuyên gia Stratfor cho rằng quan hệ hai bên sẽ chưa thể hòa giải được. Hiện Nga đang duy trì các tổ hợp tên lửa Iskander thường trực ở tỉnh Kaliningrad.

Về phần mình, NATO cũng sẽ cho thành lập các bộ tư lệnh mới là Bộ Tư lệnh Đại Tây Dương và Bộ Tư lệnh logistic, cũng như tăng cường các hoạt động tuần tra tại vùng Biển Đen, tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh. Theo Stratfor, tất cả các bước đi này sẽ dẫn đến làm leo thang căng thẳng, qua đó cản trở việc khôi phục các cuộc đàm phán về hạn chế/cắt giảm vũ khí giữa Nga với Mỹ.

Nga có thể tiếp tục “đổ dầu vào lửa” trong quan hệ với phương Tây bằng các biện pháp của “chiến tranh mềm”. Trong năm 2018, Nga sẽ có thể gây tác động lên các cuộc bầu cử ở Italia trong tháng 5 nếu như các đảng thân Nga ở Italy không giành được thế chủ động. Động thái này cũng có thể được Nga thực hiện ở Moldova để giúp đảng Xã hội thân Nga giành chiến thắng, qua đó hủy bỏ xu hướng “liên kết phương Tây” do Chính phủ Moldova áp dụng trong thời gian gần đây.

Điều khác quan trọng không kém là việc Nga đang ngày càng cách xa phương Tây sau khi đã tăng cường được quan hệ kinh tế với Trung Quốc và các quốc gia thuộc thế giới Ả rập. Nga đang tăng cường sự hiện diện về quân sự và kinh tế tại các khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với Mỹ như Syria và Triều Tiên. Những nỗ lực này giúp ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông và châu Á-Thái Bình Dương đang ngày càng gia tăng.

Những yếu tố trên sẽ khiến căng thẳng giữa Nga với phương Tây sẽ chỉ có xu hướng tiếp tục gia tăng. Và điều quan trọng đối với Nga là Nga không nhất thiết phải bình thường hóa quan hệ với phương Tây vì hiện Moscow đang có nhiều phương án thay thế khác.

RELATED ARTICLES

Tin mới