Đầu năm mới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi động chiến dịch ‘đả hổ diệt ruồi’ với một tướng ‘ngã ngựa’ và 4 lãnh đạo cấp cao được điều chuyển.
Ông Phùng Tân Trụ (Feng Xinzhu), Phó Chủ tịch tỉnh Thiểm Tây vùng Tây Bắc Trung Quốc, đang bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, theo The Standard ngày 3/1.
Ông Phùng sinh năm 1960 đã trở thành “con hổ lớn” đầu tiên bị hạ bệ ngay đầu năm mới, theo bản tin của Tân Hoa Xã.
Ông Phùng Tân Trụ – “hổ lớn” tại Trung Quốc đang bị điều tra. Ảnh: CCDI
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng, cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc, đã lật đổ hàng loạt các quan chức tham nhũng từ ‘ruồi’ ở cấp bậc thấp đến ‘hổ’ cấp bậc cao kể từ cuối năm 2012.
Bên cạnh đó, vào ngày 2/1, chỉ trong vòng một ngày, 4 tỉnh thành của Trung Quốc đã điều chuyển các lãnh đạo cấp cao như sau:
Ông Trương Quốc Thanh, cựu thị trưởng thành phố Trùng Khánh, được bổ nhiệm làm Thị trưởng thành phố Thiên Tân. Thành phố cảng Thiên Tân là một trong bốn trọng địa chính trị của Trung Quốc – cùng với Bắc Kinh, Thượng Hải và Trùng Khánh.
Ông Trương đã làm việc 26 năm trong ngành công nghiệp quốc phòng sau khi tốt nghiệp từ một trường đại học ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Người đàn ông 54 tuổi này từng là tổng giám đốc của Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc, thường được biết đến như là Norinco – nhà sản xuất vũ khí trên đất liền lớn nhất Trung Quốc, trước khi bước vào chính trường Trung Quốc từ vị trí Phó Bí thư thành ủy Trùng Khánh năm 2013.
Cựu Thị trưởng thành phố Thiên Tân là ông Hoàng Hưng Quốc (Huang Xingguo), đã bị kết án 12 năm tù giam vì nhận hối lộ vào tháng 09/2017 và ông Doãn Hải Lâm, phó thị trưởng Thiên Tân, cũng đã bị bắt giữ với cùng lý do vào ngày 22/8/2017.
Theo truyền thông tiếng Trung hải ngoại, tờ Đa Duy, năm 1998, khi ông Hoàng còn là Bí thư của thành phố Ninh Ba, ông này đã treo rất nhiều ảnh chân dung lớn của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân ở đầu các con đường cao tốc vào thành phố để thể hiện sự trung thành. Tờ Đa Duy cũng báo cáo rằng ông Hoàng là một phần của “bang Thượng Hải” nổi tiếng của ông Giang.
Giới phân tích nhận định, những “cú sốc lớn” từ trường hợp tham nhũng của các “hổ lớn” như Bạc Hy Lai, Tôn Chính Tài, Hoàng Hưng Quốc, Doãn Hải Lâm hay vụ nổ kho chứa hàng chấn động tại Thiên Tân năm 2015 đã khiến chính trường Thiên Tân, Trùng Khánh trở nên phức tạp.
Đáng chú ý là ông Bạc và ông Tôn là 2 “con hổ lớn” thuộc những “con hổ lớn” của cựu Chủ tịch nước Giang Trạch Dân như: Chu Vĩnh Khang, Tôn Chính Tài, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch và Bạc Hy Lai.
Các “con hổ lớn” này đều là các phụ tá đắc lực của cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân trong một di họa tai tiếng mà ông này để lại từ năm 1999: Cuộc đàn áp nhằm loại bỏ Pháp Luân Công, môn khí công ôn hòa giúp nâng cao đạo đức và sức khỏe dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Hàng trăm học viên Pháp Luân Công từ nhiều nước tập luyện tại Công viên Trung tâm, thành phố New York, Mỹ, ngày 27/8/2011
(Ảnh: Minh Huệ)
Ngoài ông Trương Quốc Thanh, ba quan chức khác được điều chuyển gồm:
Ông Đường Lương Trí được bổ nhiệm làm Thị trưởng Trùng Khánh ngày 2/1. Ông Đường sinh năm 1960, và giữ nhiều chức vụ ở Thượng Hải, Tứ Xuyên và Hubei trước khi trở thành Phó Chủ tịch Đảng vào đầu năm 2017.
Ông Cảnh Tuấn Hải (Jing Junhai) được bổ nhiệm làm Chủ tịch tỉnh Cát Lâm. Động thái này diễn ra sau khi cơ quan lập pháp địa phương chấp thuận việc ông Liu Guozhong từ chức.
Ông Cảnh 57 tuổi, là một người Baishui, tỉnh Thiểm Tây. Trước khi trở thành quan chức chính phủ vào năm 1992, ông là giáo viên của Đại học Xidian ở Tây An.
Ông đã từng giữ nhiều chức vụ tại Tây An trước khi chuyển đến Bắc Kinh để trở thành Phó Trưởng Phòng Công khai của Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vào tháng 4, ông Cảnh được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Bắc Kinh.
Ông Đường Đăng Kiệt (Tang Dengjie) được bổ nhiệm làm Chủ tịch tỉnh Phúc Kiến tại phiên họp của ủy ban thường vụ của cơ quan lập pháp tỉnh ngày 2/1. Cơ quan lập pháp tỉnh cũng chấp nhận sự từ chức của cựu chủ tịch Yu Weiguo.