Tuesday, November 26, 2024
Trang chủBiển nóngChớ xem thường nguy cơ Trung Quốc tuyên bố đường cơ sở...

Chớ xem thường nguy cơ Trung Quốc tuyên bố đường cơ sở bất hợp pháp ở Trường Sa

Bắc Kinh có thể sẽ tuyên bố cái gọi là đường cơ sở quần đảo ở Trường Sa như đã từng làm với Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) năm 1996, để biến các vùng nước…

Philstar ngày 5/1 đưa tin, đá Chữ Thập nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) mà Philippines cũng yêu sách, đã bị Trung Quốc biến thành một căn cứ không quân rộng 2,8 km vuông.

Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, Manila sẽ tiếp tục theo đuổi các cuộc đối thoại chân thành và thẳng thắn với các bên liên quan về Biển Đông thông qua các kênh song phương, đa phương khác nhau.

Tờ Asia Times xuất bản tại Hồng Kông nói rằng đường băng Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) trên đá Chữ Thập đủ dài cho máy bay ném bom Trung Quốc H-6K cất hạ cánh.

Đảo nhân tạo này cũng được xây dựng một bệnh viện và các công trình quân sự khác.

Ngoại trưởng Philippies Alan Peter Cayetano khẳng định, không có chuyện Manila từ bỏ yêu sách của mình ở Biển Đông.

Trong một động thái khác có liên quan, Straits Times ngày 5/1 đưa tin, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã bổ nhiệm 5 đặc sứ đi Trung Quốc để đàm phán thúc đẩy quan hệ với Bắc Kinh. [2]

Tiến sĩ Jay L. Batongbacal, Giám đốc Viện Hàng hải và Luật Biển, Đại học Philippines bày tỏ lo ngại trước việc Trung Quốc tự do xây dựng trên Biển Đông năm 2017:

“Nếu các căn cứ quân sự hiện diện ở đó và vũ khí được bố trí, Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch của họ để thống trị vĩnh viễn Biển Đông.

Bởi vì một khi họ làm được điều đó, nó sẽ không bao giờ bị đảo ngược”, ông nói với Straits Times.

Hầu hết các chuyên gia tin rằng, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh việc xây dựng các công trình quân sự lẫn dân sự trên Biển Đông trong năm 2018.

Thậm chí, Bắc Kinh có thể sẽ tuyên bố cái gọi là đường cơ sở quần đảo ở Trường Sa như đã từng làm với Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) năm 1996, để biến các vùng nước bên trong nó thành “nội thủy”.

Hình minh họa đường cơ sở Trung Quốc tự vẽ ở Hoàng Sa bằng cách “vận dụng” vô lý phương pháp xác định đường cơ sở thẳng, áp dụng cho quốc gia quần đảo theo Điều 47 UNCLOS do học giả Song Phan, Sydney, Úc đồ họa.

Một kịch bản khác ít có khả năng xảy ra, nhưng cũng cần tính đến là việc Bắc Kinh sẽ bắt đầu xây dựng tại Scarborough trong năm 2018. [3]

Những dự báo của các chuyên gia về các kịch bản có thể xảy ra trên Biển Đông năm 2018 đều cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Tuy nhiên trên thực tế những gì Trung Quốc đã làm năm 2017 và đang tiếp tục, Bắc Kinh đang ngày càng tăng cường sự hiện diện và khả năng bao quát trên Biển Đông.

Ngày 14/12/2017 Trung Quốc bắt đầu một dự án xây dựng hệ thống vệ tinh chuyên theo dõi Biển Đông, trạm đặt tại đảo Hải Nam.

Sẽ có 10 vệ tinh viễn thám Biển Đông được Trung Quốc xây dựng để thu thập tin tức từ bất kỳ khu vực nào trên vùng biển quan trọng này. 

Trong khi chưa thể đoán trước Hoa Kỳ sẽ phản ứng như thế nào, khi Tổng thống Donald Trump liên tục thay đổi.

Năm 2016 ông đã cảnh báo, Trung Quốc sẽ xây dựng một pháo đài quân sự mà thế giới chưa từng thấy trên Biển Đông.

Tuy nhiên khi nhậm chức, ông đã nhanh chóng phát triển quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ít công khai nhắc đến Biển Đông như trước khi trúng cử.

Sang dự APEC Đà Nẵng 2017 và thăm chính thức Việt Nam, ông Donald Trump lại công khai ngỏ ý làm trung gian cho các giải pháp đối thoại về Biển Đông.

Còn hoạt động tuần tra tự do hàng hải, hàng không của Mỹ ở Biển Đông, chính Tiến sĩ Bonnie Glaser từ CSIS khẳng định, Mỹ đã làm không đủ, kể cả Barack Obama lẫn Donald Trump.

Do đó theo bà, khó dự đoán chính xác những gì Mỹ sẽ làm để ngăn chặn hoặc phản ứng với các hoạt động Trung Quốc sẽ thực hiện tiếp trên Biển Đông năm 2018.

RELATED ARTICLES

Tin mới