Friday, March 29, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTàu ngầm TQ đi vào vùng tiếp giáp của Nhật Bản

Tàu ngầm TQ đi vào vùng tiếp giáp của Nhật Bản

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng phát hiện một tàu khu trục đi vào vùng biển quanh quần đảo tranh chấp với Trung Quốc.

Quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Ảnh: Japan Times

Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 11/1 cho biết, lực lượng Bảo vệ Bờ biển nước này đã phát hiện một tàu khu trục lớp Khương Cơ 2 (Jiangkai II) của Trung Quốc, nặng khoảng 4 nghìn tấn, hai lần tiến vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku, mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng cho biết, đã phát hiện một tàu ngầm khác tiến vào vùng tiếp giáp với đảo Taisho của quần đảo Senkaku trong hai ngày 10 và 11/1. Sau đó, tiếp tục di chuyển theo hướng tây bắc và rời khỏi vùng biển tiếp giáp với Nhật Bản mà không nổi lên mặt nước.

Mặc dù xuất xứ của tàu ngầm đến nay vẫn chưa được làm rõ, nhưng theo các quan chức của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, chiếc tàu ngầm này rõ ràng là của Hải quân Trung Quốc, khi một chiếc tàu khu trục của Trung Quốc đã được phát hiện gần đó.

Các quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng cho biết, không có tàu nào của Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải của Nhật Bản, và tất cả đều rời khỏi vùng biển tiếp giáp vào chiều nay. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nhật Bản vẫn theo dõi sát sao và gửi thông điệp rõ ràng đến các tàu này đã vào vùng tiếp giáp lãnh hải của Nhật Bản.

Trong một động thái liên quan, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama hôm nay đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Tô-ky-ô để phản đối; nhấn mạnh điều này mang tính nghiêm trọng; đồng thời bày tỏ quan hệ Nhật-Trung không nên bị ảnh hưởng bởi những hành động này. Tuy nhiên, Đại sứ Trung Quốc đã bác bỏ phản đối của Nhật Bản và cho rằng quần đảo này là một phần của lãnh thổ vốn có của Trung Quốc.

Quần đảo Senkaku hiện đang do Nhật Bản kiểm soát và luôn coi hòn đảo này là một phần vốn có của lãnh thổ Nhật Bản. Tuy nhiên, quần đảo này Trung Quốc và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền và Trung Quốc vẫn thường xuyên điều các tàu hải cảnh tới khu vực tranh chấp này.

RELATED ARTICLES

Tin mới