Monday, January 13, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaMỹ ngăn cản hòa giải liên Triều?

Mỹ ngăn cản hòa giải liên Triều?

Một khi đồng minh hòa giải với “người tên lửa”, ông Trump sẽ bị ra rìa.

Ngày 15/1, truyền thông Triều Tiên lên tiếng chỉ trích Mỹ đang tìm cách hủy hoại nỗ lực tan băng liên Triều.

Nhật báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, đưa tin Mỹ chuẩn bị triển khai những vũ khí chiến lược quanh Bán đảo Triều Tiên, coi đây là động thái bất chấp các nỗ lực từ phía Hàn Quốc muốn hạ nhiệt căng thẳng với Bình Nhưỡng.

Tờ Rodong Sinmun chỉ ra rằng, Washington đã công khai kế hoạch triển khai tàu khu trục Ronald Reagan tới Nhật Bản và tàu Carl Vinson tới Bán đảo Triều Tiên, bên cạnh các khí tài chiến lược khác và tăng thêm nhiều binh sĩ tới Hàn Quốc.

Trước đó, Seoul và Washington đã thống nhất sẽ lùi thời gian tiến hành các cuộc tập trận chung cho đến khi kết thúc Thế vận hội (Olympic) mùa Đông Pyeongchang dự kiến diễn ra từ ngày 9- 25/2 tới.

Nhật báo này còn dẫn nguồn tin từ AP cho biết, “Mỹ đang tăng cường sự hiện diện của nước này xung quanh Bán đảo Triều Tiên trước thềm Olympic mùa Đông Pyeongchang sẽ diễn ra vào tháng tới tại Hàn Quốc, bằng cách triển khai các máy bay ném bom tàng hình, ít nhất một tàu sân bay và một tàu đổ bộ mới tới khu vực”.

Hồi tuần trước, Không quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương thông báo 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 “Spirit” với xấp xỉ 200 nhân sự đã được triển khai từ Căn cứ không quân Whiteman ở Missouri tới đảo Guam ở Thái Bình Dương. Việc điều động các máy bay B-2 này diễn ra chỉ ít ngày sau khi tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ cũng đã khởi hành tới phía tây Thái Bình Dương. Truyền thông Hàn Quốc đưa tin tàu sân bay này và nhóm tác chiến đi cùng sẽ tới vùng biển gần bán đảo Triều Tiên trước khi Thế vận hội khai mạc vào ngày 9/2.

Ngoài ra, tàu sân bay USS Ronald Reagan đồn trú ở cảng Yokosuka, phía nam Tokyo, Nhật cũng đang ở khu vực. Triều Tiên cho rằng Mỹ cũng đang có kế hoạch điều thêm tàu khu trục USS John Stennis từ Bremerton, Washington.

Cùng lúc, Thủy quân lục chiến Mỹ ngày 14/1 cũng thông báo tàu đổ bộ USS Wasp đã được cải tiến để có thể chở theo binh sỹ và để các máy bay chiến đấu tàng hình F-35B cất cánh đã tới Nhật Bản. Động thái trên diễn ra sau khi Mỹ đồng ý hoãn các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn với Triều Tiên cho đến khi Thế vận hội kết thúc.

Thực tế, trong quan hệ quốc tế, khi Triều Tiên và Hàn Quốc nỗ lực hòa giải liên triều, Mỹ sẽ lại bị đặt trong trạng thái bị động. Mỹ sẽ khó có khả năng ủng hộ cải thiện quan hệ liên Triều cũng như thống nhất giải pháp đàm phán ngoại giao với Bình Nhưỡng.

Điều đó được thể hiện rõ nhất bằng việc Mỹ đang tăng cường sự hiện diện xung quanh bán đảo Triều Tiên đồng thời tổ chức họp đông đảo các quốc gia nhằm tìm kiếm giải pháp mới nhưng thực tế là gia tăng trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.

Ngày 15/1, Mỹ và Canada đã tổ chức cuộc họp về tình hình Triều Tiên nhằm đạt mục tiêu “một bán đảo Triều Tiên an toàn, thịnh vượng và phi hạt nhân hóa”. Cuộc họp có sự tham dự của đại diện ngoại giao từ 20 nước, gồm Mỹ, Canada và “nhóm Vancouver”, trong đó có Đan Mạch, Hy Lạp, Na Uy, New Zealand… nhằm “thể hiện sự đoàn kết trong phản đối những hành động phi pháp và nguy hiểm của Triều Tiên”.

Phía Nga đã nhận được thông báo một cách đầy thách thức rằng: “Cuộc gặp sẽ bắt đầu từ tối nay, họp chính vào 16/1, hãy cùng đoàn Trung Quốc tới dự vào tối 16/1, chúng tôi sẽ công bố những kết quả”.

Cuộc họp không có các bên trung gian trong khủng hoảng Triều Tiên được cho là sẽ ít có được kết quả hướng về cuộc đàm phán ngoại giao.

My ngan can hoa giai lien Trieu?
Mỹ nhóm họp ở Canada tìm cách tăng trừng phạt Triều Tiên.

Việc Mỹ nhắc lại cam kết không nới lỏng trừng phạt và sức ép tối đa cho đến khi Triều Tiên từ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo là “đang dội gáo nước lạnh” vào không khí hòa giải tại Bán đảo Triều Tiên, cơ quan ngôn luận của Triều Tiên cáo buộc.

Giới chuyên gia cũng đánh giá, động thái triển khai các khí tài quân sự tới khu vực gần Bán đảo Triều Tiên là sự khiêu khích quân sự không thể chấp nhận được, nhằm phá hoại bầu không khí vừa được cải thiện của mối quan hệ liên Triều, đồng thời thách thức mong muốn có một sự hòa giải và hòa bình trên bán đảo này.

Triều Tiên đổi chiến thuật thành công

Trong khi đó, Triều Tiên đang hơn khi nào hết thể hiện sự tự chủ và có nhiều dấu hiệu tích cực hơn với Hàn Quốc khi đề xuất tổ chức cuộc đàm phán tiếp theo với Seoul vào ngày 17/1 để thảo luận về việc phái đoàn Triều Tiên đến Hàn Quốc dự Olympic Mùa đông.

Ngày 15/1, Triều Tiên và Hàn Quốc cũng đã tiếp xúc cấp chuyên viên tại tòa nhà Thống nhất (trên lãnh thổ Triều Tiên) tại Bàn Môn Điếm. Tại đây, các đại diện hai bên đã thảo luận về nhiều vấn đề chi tiết, bao gồm số lượng nghệ sĩ, lộ trình di chuyển, lịch biểu diễn, địa điểm biểu diễn và sân khấu dành cho đoàn nghệ thuật Triều Tiên.

Cheong Seong-chang, một nhà nghiên cứu tại Viện Sejong nhận định: “Nếu ban nhạc Moranbong đến Hàn Quốc, và nếu các thành viên của họ mặc quân phục, trình chiếu trên sân khấu các cảnh quay ca ngợi Chủ tịch Kim Jong-un, cũng như cảnh phóng tên lửa và thử vũ khí hạt nhân thì một cuộc tranh cãi lớn có thể sẽ bùng nổ… Để đoàn nghệ sĩ có thể thực hiện sứ mệnh hòa giải, hai bên cần thảo luận kỹ lưỡng các chi tiết, bao gồm phong cách trình diễn của các nghệ sĩ”.

RELATED ARTICLES

Tin mới