Monday, January 13, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiNga và TQ không được mời dự hội nghị về Triều Tiên

Nga và TQ không được mời dự hội nghị về Triều Tiên

Dù không mời Nga và Trung Quốc, hội nghị quốc tế tại Vancouver, do Mỹ và Canada chủ trì, vẫn đặt ra “trách nhiệm đặc biệt” cho hai quốc gia này trong tiến trình giải quyết khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.

Hội nghị do Mỹ, Canada chủ trì không mời đại diện Nga và Trung Quốc tham dự, nhưng vẫn nêu ra vai trò của hai quốc gia này về vấn đề Triều Tiên. Ảnh minh hoạ

Sau một ngày dài thảo luận, Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao tại Vancouver (Canada) về an ninh và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên, với sự tham gia của đại diện 20 quốc gia, thống nhất xem xét “các biện pháp trừng phạt đơn phương” để kiềm chế các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên.

Theo đó, tuyên bố chung đưa ra vào cuối hội nghị cho biết, các thành viên tham gia đồng ý “xem xét và thực hiện các biện pháp để áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương và các động thái ngoại giao khác nằm ngoài những yêu cầu của nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.

Các nước cũng nhất trí rằng, nguồn tài chính mà Triều Tiên sử dụng để phát triển hạt nhân xuất phát từ các hoạt động tội phạm và hoạt động không gian mạng.

Ngoài ra, các bộ trưởng ngoại giao ủng hộ các cuộc đối thoại nội bộ Bán đảo Triều Tiên gần đây, có thể giúp “nới lỏng căng thẳng”. Không chỉ vậy, hội nghị ở Vancouver còn xác định tầm quan trọng của Trung Quốc và Nga trong việc đưa ra một giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng.

Vấn đề duy nhất là cả Moscow và Bắc Kinh – hai quốc gia láng giềng của Bình Nhưỡng – đều không được mời tham gia hội nghị. Thay vào đó hội nghị được đồng chủ trì của đại diện hai đất nước ở cách cả nửa vòng Trái Đất: Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Rex Tillerson và Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland, theo RT.

Trong khi, hơn nửa năm qua, liên minh Nga-Trung liên tục đề xuất giải pháp “đóng băng kép”, Triều Tiên ngừng thử tên lửa còn Mỹ-Hàn ngừng tập trận. Ông Tillerson một lần nữa bác bỏ giải pháp trên ở cuộc họp hôm thứ Ba (16/11, giờ địa phương).

“Chúng tôi bác bỏ cách tiếp cận ‘đóng băng kép’, bởi các cuộc tập trận quân sự phòng vệ chính đáng được đặt ra cùng cấp độ tương đương các hành động bất hợp pháp của CHDCND Triều Tiên. Chiến dịch gây áp lực sẽ tiếp tục cho đến khi Triều Tiên có những bước đi quyết định để phi hạt nhân hoá”, nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ khẳng định.

Ông Tillerson từ chối bình luận về việc Washington đang xem xét các cuộc tấn công quân sự chống lại Bình Nhưỡng, nhưng lại không loại trừ khả năng xảy ra chiến tranh.

Ông nhấn mạnh, Triều Tiên đã có những tiến bộ đáng kể trong vũ khí hạt nhân, bằng chứng là vụ thử bom nhiệt hạch thứ 6 vào tháng 9/2017, cũng như các vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. “Chúng ta phải nhận ra rằng, mối đe doạ đang gia tăng. Và nếu Bình Nhưỡng không chọn tham gia con đường thảo luận, đàm phán, chính họ sẽ kích hoạt lựa chọn về chiến tranh”, Ngoại trưởng Tillerson cảnh báo.

Từ trước đó, Nga và Trung Quốc tỏ ra phản cảm với hội nghị quốc tế về vấn đề Triều Tiên tại Vancouver.

Hôm thứ Hai (15/1), Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov lên án, cuộc họp và “không thể chấp nhận” và “tiêu cực”. “Khi chúng tôi biết về cuộc họp, chúng tôi hỏi: Tại sao các vị lại cần tất cả các nước này? Hy Lạp, Bỉ, Colombia, Luxembourg – họ có ý nghĩa gì với Bán đảo Triều Tiên?”, ông Lavrov chất vấn.

Trong khi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng chỉ trích, hội nghị không có tính pháp lý hay mang tính đại diện nào cả. Theo ông này, một cuộc họp về khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên mà các bên liên quan trực tiếp lại không có đại diện, trong khi nhiều quốc gia “không liên quan” lại có mặt, sẽ không mang lại kết quả gì.

RELATED ARTICLES

Tin mới