Saturday, January 4, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiSao Đông Âu biến mình thành lá chắn sống cho phương Tây?

Sao Đông Âu biến mình thành lá chắn sống cho phương Tây?

Nguyên nhân khiến “những người anh em cũ” của nước Nga bất an thì có nhiều, song chủ yếu là do giới lãnh đạo tại các quốc gia ấy quá cực đoan…

Nhiều nước Đông Âu sẵn sàng biến mình thành “lá chắn sống” cho phương Tây trong đối trọng với Nga

Sputnik ngày 15/1 có đăng bình luận của ông Alexander Zhilin, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề an ninh tại Nga, về việc lãnh đạo nhiều quốc gia Đông Âu đã biến đất nước mình thành “lá chắn sống” cho Mỹ và NATO trong đối trọng với Nga.

Bình luận của vị chuyên gia đưa ra trong bối cảnh tháng 1/2018, 250 binh sĩ Pháp, cùng xe tăng và nhiều phương tiện chiến đấu khác được điều tới Litva để phối hợp hành động với lực lượng thường trực của NATO tại Baltic, Ba Lan và Romania.

Ông Zhilin cho rằng các lực lượng của NATO đang làm tổn hại tới an ninh của chính những nước mà NATO đưa quân tới đồn trú, bởi trước khi tiếp nhận vũ khí của Mỹ và NATO, các nước đó không thuộc mục tiêu trong chiến lược công – thủ của Nga.

“Nga từng không xem Latvia, Litva, Estonia, Ba Lan và Romania là mối đe dọa nguy hiểm với Nga, nhưng NATO đã khiến an ninh của những nước đó hiện ở mức báo động”, vì các quốc gia ấy đã trở thành tiền tiêu trong đối trọng Nga – NATO.

Theo vị chuyên gia, “khi đồng thuận và cho phép triển khai hệ thống vũ khí của Mỹ và NATO trên lãnh thổ quốc gia mình, chính phủ các nước Đông Âu ấy đã biến đất nước mình thành lá chắn sống cho phương Tây”.

Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề an ninh tại Nga nhận định rằng: “Nhờ sự phản bội của giới tinh hoa lãnh đạo, chèo lái đất nước mà người dân Đông Âu đã trở thành con tin” trong cuộc xung đột Nga – phương Tây.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg từng cho biết, liên minh quân sự hùng mạnh này sẽ duy trì sự hiện diện ở các nước Baltic, Đông Âu và Ukraine cho đến “chừng nào vẫn thấy còn cần thiết”.

Về phía Nga, Moscow đã nhiều lần cảnh báo việc NATO triển khai hàng loạt vũ khí hiện đại tới gần biên giới nước Nga là mối đe dọa với an ninh và chính trị tại xử sở bạch dương, vì vậy Moscow phải tăng cường sức mạnh quân sự của mình.

Thế là cuộc chạy đua “công – thủ” giữa NATO và Nga diễn ra, khiến các quốc gia đóng vai trò tiền tiêu trong đối trong Nga – phương Tây luôn đối mặt với nguy cơ phải nhận lãnh hậu quả đầu tiên của “những viên đạn lạc” từ cả phía Nga lẫn NATO.

Chính vì vậy, việc ông Alexander Zhilin nhận định nhiều nước Đông Âu đã “tự biến mình thành lá chắn sống” cho Mỹ và NATO trong cuộc xung đột với Nga là hoàn toàn có cơ sở.

Tuy nhiên, dư luận quan tâm là điều gì đã khiến giới lãnh đạo nhiều quốc gia “anh em cũ của Nga” lại có những lựa chọn rất mạo hiểm như vậy?

Theo giới phân tích thì có 2 lý do chính cho quyết định của giới tinh hoa lãnh đạo Đông Âu.

Sao Dong Au bien minh thanh la chan song cho phuong Tay?
Những người anh em cũ của Nga sẵn sàng làm lá chắn sống cho phương Tây

Thứ nhất là việc đánh đổi cho những khoản viện của phương Tây và thứ hai là xuất phát từ nỗi ám ảnh bởi những nước cờ của Tổng thống Putin trong quá trình khôi phục sức mạnh Nga.

Một cách kiếm tiền từ phương Tây của những người anh em cũ không thể hoà hợp của Nga

Còn nhớ ngày 7/3/2017, những nhà ngoại giao từ 6 quốc gia Đông Âu đã kêu gọi các Thượng nghị sĩ Mỹ giúp chống lại sự can thiệp từ Nga, đặc biệt là các cuộc tấn công mạng và khẩn thiết đề nghị lệnh trừng phạt Moscow không nên được dỡ bỏ.

Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin cùng Đại sứ Ba Lan, Gruzia, Latvia, Litva và Estonia tại Mỹ đã xuất hiện tại phiên điều trần của Tiểu ban Giám sát Đối ngoại và Viện trợ nước ngoài Thượng viện Mỹ, về tác động từ Nga tới các nước Đông Âu.

Phiên điều trần được tổ chức bởi Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, Chủ tịch Tiểu ban Giám sát Đối ngoại và Viện trợ nước ngoài của Thượng viện Mỹ, trong bối cảnh có những lo ngại quan hệ Nga – Mỹ có thể được cải thiện dưới thời chính quyền Trump.

Tại sự kiện chính trị đặc biệt chưa từng có trong lịch sử bang giao quốc tế của Mỹ này, Ngoại trưởng Ukraine đã lên tiếng kêu gọi gia tăng trừng phạt Nga cho đến khi chấm dứt cuộc khủng hoảng Ukraine.

“Cho đến khi nào Nga chưa rời khỏi đất nước Ukraine thì không thể có việc bãi bỏ lệnh trừng phạt đối với Moscow. Thậm chí trong trường hợp cần thiết thì các biện pháp trừng phạt phải được gia tăng”, Reuters tường thuật.

Từ “diễn đàn đấu tố Moscow” này, Thượng nghị sĩ Graham đã bày tỏ ủng hộ tiếp tục viện trợ cho các quốc gia Đông Âu – trong đó chủ yếu là các nước Baltic, Ba Lan và Ukraine – đang bị Nga “hiếp đáp” và xem đó là vấn đề an ninh của Mỹ.

Chủ tịch Tiểu ban Giám sát Đối ngoại và Viện trợ nước ngoài của Thượng viện Mỹ cho rằng “khi bạn ta an toàn hơn, thì chúng ta sẽ an toàn hơn”, từ đó đề xuất hỗ trợ quân sự, gồm cả vũ khí công – thủ cho “những người bạn Mỹ đang bị Nga hiếp đáp”.

Sao Dong Au bien minh thanh la chan song cho phuong Tay?
Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin đang đấu tố Nga để kiếm tiền từ Mỹ

Đáng ngạc nhiên là “những người anh em cũ không thể hoà hợp của Nga” chọn đối đầu quân sự với Moscow trong khi họ lại quá yếu về thế, quá kém về lực, vì vậy điều đó chẳng khác nào chính họ tự đưa mình vào thế nguy hiểm.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, đây chỉ là một cách “những người bị Nga hiếp đáp” làm tiền phương Tây, bởi việc chọn đối đầu quân sự với Moscow của họ đã nhận được sự ủng hộ vì nó phù hợp với mong muốn của những người muốn giúp đỡ họ.

Như vậy, “những người anh em cũ của Nga” đã bất chấp hiểm nguy, quyết làm cho quan hệ Nga – phương Tây tăng độ căng thẳng, khi chủ động cho Nga “hiếp đáp” để mong nhận được sự che chở của những người bạn phương xa.

Ám ảnh nỗi sợ Putin

Ngày 10/1/2017, có tới 17 quan chức và cựu quan chức các nước Trung-Đông Âu đã gửi một bức thư cho tấn Tổng thống Mỹ Donald Trump, cảnh báo Tổng thống Nga Putin thực lòng không muốn “nước Mỹ vĩ đại trở lại” như ông Trump khát vọng.

“Ông Putin không hề mong muốn nước Mỹ vĩ đại trở lại, nhưng chúng tôi – những đồng minh của nước Mỹ – thì rất mong muốn điều đó. Là các đồng minh có sự ràng buộc với nước Mỹ, chúng tôi luôn hướng về nước Mỹ.

Chúng tôi kêu gọi chính quyền mới của nước Mỹ và Quốc hội Mỹ hãy đứng vững trong việc bảo vệ các mục tiêu chung của chúng ta vì nền hòa bình, vì giá trị của tự do và sức mạnh xuyên Đại Tây Dương”, The Washington Post trích dẫn tâm thư.

Sao Dong Au bien minh thành lá chán sóng cho phuong Tay?
Những nước cờ của Tổng thống Putin đã trở thành nỗi ám ảnh của những ngưởi anh em cữ

Trong số các tác giả của bức tâm thư có Tổng thống sắp mãn nhiệm của Bulgaria khi đó là Rosen Plevneliev, cựu Tổng thống Rumani Traian Basescu, cựu Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves, cựu Tổng thống Latvia Vaira Vike-Freiberga.

Các tác giả của bức tâm thư cho rằng nếu vị tổng thống thứ 45 của Mỹ quyết định đi theo con đường khác, mà được cho là thân thiện với chính quyền Putin, thì sẽ gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho cả châu Âu và Mỹ.

Dường như việc Tổng thống Putin nhanh chóng lấy lại vị thế cho nước Nga trên trường quốc tế, đã khiến nhiều “người anh em cũ” của nước Nga thấy bất an, bởi trước đó họ cũng gửi tâm thư cho Tổng thống Obama ngay sau khi ông này đắc cử.

Theo giới phân tích, lý do khiến “những người anh em cũ” của nước Nga bất an thì có nhiều, song có thể nhận diện nguyên nhân chủ yếu là do giới lãnh đạo tại các quốc gia ấy quá cực đoan, sau khi xóa bỏ nền tảng của chế độ mà họ được thừa hưởng.

Nhiều nhận định rằng, các quốc gia vốn chịu ảnh hưởng bởi Liên Xô cũ, khi chuyển đổi hình thức nhà nước thì chế độ chính trị tại các quốc gia ấy chỉ còn hai cách để có thể hoà nhập được vào thế giới phương Tây.

Đó là là lên án mạnh mẽ, thậm chí xoá bỏ lịch sử đất nước thời chuyên chính và thứ hai là tạo khoảng cách với nước Nga thời hậu Xô viết – nhất là dười thới chính quyền Tổng thống Putin – càng xa càng tốt.

Việc thanh tẩy quá khứ được giới chính trị tại các quốc gia Trung-Đông Âu làm quá nhanh và quá mạnh, ngoài sức tưởng tượng của những người ở bên kia chiến tuyến, đặc biệt là tại vùng Baltic.

Sao Dong Au bien minh thành lá chán sóng cho phuong Tay?
Nhiều quốc gia Đông Âu đóng vai trò tiền tiêu trong đối trong Nga – phương Tây luôn đối mặt với nguy hiểm tử những viên đạn lạc

Tuy nhiên, khi vội vã “bắn vào quá khứ”, giới chính trị thân phương Tây tại các quốc gia Trung-Đông Âu đã không nhận được kết quả như họ mong muốn, bởi việc làm của họ dường như được thúc đẩy chỉ vì sự ám ảnh với nỗi sợ Putin.

Từ đó niềm tin của phương Tây với “những người anh em cũ của Nga” không xác lập được, hay nói đúng hơn là lãnh đạo nhiều nước Trung-Đông Âu đã gửi tới những người bạn phương xa niềm tin không nền tảng.

Bởi nền tảng quan trọng nhất của việc xác lập niềm tin không phải là chống Nga, là ám ảnh với nỗi sợ Putin, mà đó chính là quá khứ trong dòng chảy lịch sử dân tộc, song họ đã xoá bỏ.

Đây chính điều nguy hiểm nhất khiến cho nhiều quốc gia Đông Âu tự biến mình thành lá chắn sống cho phương Tây trong đối trọng Nga, người dân các quốc gia ấy trở thành con tin trong cuộc xung đột Nga – phương Tây.

RELATED ARTICLES

Tin mới