Saturday, January 11, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiVì sao Belarus mua xe thiết giáp của TQ?

Vì sao Belarus mua xe thiết giáp của TQ?

Sau pháo phản lực dẫn đường tầm xa Polonez, Quân đội Belarus lại tiếp tục đặt niềm tin vào xe bọc thép trinh sát CS/VN3 do Trung Quốc sản xuất.

Trên các trang quân sự nước ngoài vừa đăng tải hình ảnh một lô xe thiết giáp trinh sát CS/VN3 do Trung Quốc sản xuất đã được không vận tới Belarus, được biết đây là đợt giao hàng thứ hai nối tiếp lần thứ nhất diễn ra vào tháng 6/1027.

Mặc dù là một cường quốc về xe quân sự, lại là đồng minh chiến lược của Nga nhưng Quân đội Cộng hòa Belarus lại lựa chọn xe thiết giáp do Trung Quốc chế tạo, vậy CS/VN3 sở hữu những tính năng gì ưu việt?

Thiết giáp Trung Quốc khiến cường quốc xe quân sự Belarus phải nhập khẩu có gì ưu việt? - Ảnh 1.

Xe thiết giáp trinh sát CS/VN3 do Trung Quốc sản xuất vừa bàn giao cho đối tác Belarus

Xe bọc thép trinh sát CS/VN3 được Trung Quốc chế tạo dựa trên việc tham khảo thiết kế từ nguyên mẫu Panhard VBL của Pháp cùng với MOWAG Eagle III của Thụy Sĩ, tuy nhiên kích thước của CS/VN3 to hơn một chút so với hai loại trên.

Hiện chưa rõ CS/VN3 được phát triển vào thời gian nào, chỉ biết rằng nó chính thức ra mắt trong năm 2007 và mới chỉ được sản xuất một lượng nhỏ dành cho Lục quân và Cảnh sát vũ trang Trung Quốc.

Bên cạnh đó CS/VN3 cũng đang được tích cực xúc tiến xuất khẩu cho các khách hàng nước ngoài để đảm nhiệm vai trò xe thiết giáp trinh sát đa năng hạng nhẹ. Điều làm nên sức cạnh tranh cho CS/VN3 nằm ở giá thành của nó rẻ hơn đáng kể so với sản phẩm tương đương của Nga hay phương Tây.

Thiết giáp Trung Quốc khiến cường quốc xe quân sự Belarus phải nhập khẩu có gì ưu việt? - Ảnh 2.

CS/VN3 là chiếc xe thiết giáp trinh sát hạng nhẹ tính năng rất tiên tiến

Chiếc CS/VN3 có kíp chiến đấu 5 người (trưởng xe, xạ thủ, lái xe và 2 lính trinh sát), thông số kỹ thuật cơ bản gồm chiều dài 5,6 m; chiều rộng 2,5 m; chiều cao 2 m; trọng lượng chiến đấu vào khoảng 8,7 tấn.

Vỏ giáp của CS/VN3 làm bằng thép hàn, cung cấp sự bảo vệ an toàn trước vũ khí bộ binh nhẹ hay mảnh bom, pháo. Chiếc xe bọc thép này có khả năng kháng mìn cấp độ nhẹ.

Vũ khí trang bị cho CS/VN3 có thể chỉ đơn giản là một giá súng gắn súng máy hạng nặng 12,7 mm với các tấm chắn đạn dành cho xạ thủ, hoặc khách hàng có thể yêu cầu tích hợp trạm vũ khí điều khiển từ xa gắn pháo tự động cỡ 30 mm (loại lắp trên thiết giáp nhảy dù ZLC-2000) như cấu hình dành cho Quân đội Trung Quốc.

Thiết giáp Trung Quốc khiến cường quốc xe quân sự Belarus phải nhập khẩu có gì ưu việt? - Ảnh 3.

Xe thiết giáp trinh sát CS/VN3 với trạm vũ khí điều khiển từ xa gắn pháo 30 mm

Động cơ của CS/VN3 được đặt phía trước, đây là loại diesel tăng áp công suất 155 kW với 5 số tiến và 1 số lùi, cho tốc độ tối đa 110 km/h trên đường tốt, tầm hoạt động 600 km. Xe có khả năng leo dốc 60%, đi trên mặt phẳng nghiêng 30%, vượt vật cản thẳng đứng cao 0,5 m, vượt hào rộng 0,5 m và lội nước sâu 1 m.

Lính có thể lựa chọn ra vào xe thông qua cửa hông hoặc cửa sau để nâng cao độ an toàn, trên xe còn có các lỗ châu mai để triển khai vũ khí từ bên trong, bên cạnh đó là các thiết bị trinh sát hay nhìn ban đêm.

 

CS/VN3 có thể chở tối đa 10 người trong khoang, bao gồm 2 lái xe cùng 8 lính bộ binh, nhưng cấu hình này sẽ đòi hỏi phải gỡ bỏ tháp pháo. Ngoài ra CS/VN3 còn có phiên bản xe thiết giáp đổ bộ có khả năng lội nước mang theo tên lửa chống tăng HJ-8.

Tính năng của chiếc CS/VN3 thực ra không quá nổi trội, nhưng có thể do Belarus vốn mạnh về mảng tăng thiết giáp hay xe quân sự hạng nặng và đang tồn tại lỗ hổng thiết giáp hạng nhẹ nên họ quyết định mua CS/VN3 từ Trung Quốc để nội địa hóa như trường hợp pháo phản lực dẫn đường tầm xa Polozez/Polonez-M được chế tạo theo nguyên mẫu A200/A300.

RELATED ARTICLES

Tin mới