Wednesday, January 8, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiVũ khí TQ được chuyển đến các tổ chức khủng bố như...

Vũ khí TQ được chuyển đến các tổ chức khủng bố như thế nào?

Trung Quốc không tham gia chiến tranh kể từ năm 1979, nhưng điều đó không có nghĩa là vũ khí Trung Quốc ngừng được sử dụng rộng rãi trong các vùng xung đột trên nhiều châu lục, thậm chí trong tay của những kẻ khủng bố và các chế độ bạo lực nổi tiếng nhất thế giới.

Viện Nghiên cứu Vũ khí Xung đột (CAR – Anh Quốc) gần đây đã công bố một báo cáo sau ba năm nghiên cứu, trong đó cho biết phần lớn các vũ khí của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) có nguồn gốc lớn nhất từ các nhà máy sản xuất vũ khí Trung Quốc. Cụ thể, 43% vũ khí thu giữ từ IS có nguồn gốc từ Trung Quốc, trong khi tỉ lệ từ Mỹ là 1,8%.

Trung Quốc vẫn là một trong những nhà nhập khẩu vũ khí trên thế giới, nhưng nước này đang cố gắng có được thị phần lớn hơn về xuất khẩu. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), doanh số bán vũ trang Trung Quốc đã tăng từ 3,8% trong tổng số toàn cầu lên 6,2% trong khoảng từ năm 2011 đến năm 2016, vượt qua Pháp để trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba.

Nga và Hoa Kỳ vẫn chiếm ưu thế trong thị phần xuất khẩu quân sự, chiếm hơn một nửa tổng doanh số của của thế giới. Nhưng hai nước này chủ yếu cung cấp vũ khí cho các đồng minh và các quốc gia thân thiết của họ, còn Bắc Kinh cung cấp cho bất cứ ai sẵn sàng chi trả.

Thị trường cấp thấp

Trong nhiều thập kỷ, vũ khí Trung Quốc đã phụ thuộc rất nhiều, nếu không phải là trực tiếp sao chép từ vũ khí của Liên Xô hoặc Nga. Và mặc dù các thiết kế của Trung Quốc đã có những cải tiến lớn trong những năm gần đây, họ vẫn không phải là đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với thiết bị của Nga hay phương Tây.

Do đó, đối tượng khách hàng mà Trung Quốc hướng đến là các quốc gia không có khả năng chấp nhận mức giá của Nga hoặc Mỹ, hoặc các nhóm và chính quyền bị trừng phạt quốc tế. Điều này giải thích cho thực tế rằng một lượng lớn vũ khí do Trung Quốc chế tạo đang nằm trong tay của IS.

Năm ngoái, chính quyền Trung Quốc đã quyên tặng kho vũ khí trị giá khoảng 300 triệu đô lacho Philippines, để ủng hộ cuộc chiến tranh chống ma tuý đẫm máu của Tổng thống Rodrigo Duterte. Bắc Kinh cũng đã cung cấp cho Venezuela những thiết bị chống bạo động để giúp đàn áp những người phản đối những chính sách sai lầm của Tổng thống Maduro khiến một nước từng giàu có nhất Nam Mỹ lâm vào cảnh thiếu đói trầm trọng. Thậm chí các báo cáo rải rác còn cho thấy Triều Tiên nhận được hỗ trợ từ một số phe phái trong Đảng Cộng sản Trung Quốc mặc dù mối quan hệ chính thức giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đã trở nên lạnh nhạt.

Trung Quốc đã có lịch sử cung cấp vũ khí giá rẻ cho bất kỳ chế độ nào. Vào năm 1993, chính phủ Rwanda đã mua mã tấu từ Trung Quốc để trang bị cho một phần ba dân số nam; năm sau, hơn 800.000 người, chủ yếu là dân tộc Tutsi, đã bị sát hại trong suốt khoảng 100 ngày của cuộc diệt chủng Rwanda ở nước này.

Từ 1975 đến 1979, chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia đã sát hại hoặc làm chết đói một phần tư dân số của nước này. Khmer Đỏ đã nhận được hỗ trợ kỹ thuật và vật chất từ ​​Trung Quốc, bất chấp thực tế là 200.000 người Campuchia gốc Trung Quốc bị sát hại.

Năm 1979, quân tình nguyện Việt Nam tấn công và lật đổ Khmer Đỏ. Đáp trả lại, Trung Quốc đã phát động một cuộc xâm lược Việt Nam trong cùng năm đó.

Nhà nước hậu thuẫn

Vào tháng 11 năm 2015, một người trong cuộc làm việc với tư cách là kỹ sư tổng hợp của một doanh nghiệp quốc phòng Trung Quốc, đã trả lời phỏng vấn của đài phát thanh Sound of Hope, mô tả cách kết hợp tham nhũng và hỗ trợ từ ĐCSTQ tạo thuận lợi cho các hợp đồng vũ khí bất hợp pháp giữa các nhà cung cấp Trung Quốc và các nhóm nổi dậy nước ngoài.

“Ví dụ như Somalia; ĐCSTQ có một đại sứ quán ở đó”, người trong nội bộ, có căn cước không được tiết lộ vì lý do an toàn, nói. “Họ biết lực lượng nào là của chính phủ và lực lượng nào là những người nổi dậy, và họ làm ăn với các ông chủ. Khi các ông chủ cần cái gì đó, đại sứ quán sẽ phát hiện ra và báo cáo vấn đề này với Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại Giao báo lên Bộ Quốc phòng, sau đó liên lạc với các công ty xuất khẩu.”

Cách mà thiết bị được cung cấp phụ thuộc vào khách hàng. Trong trường hợp phe nổi dậy Somali hoặc hải tặc, Trung Quốc sẽ lựa chọn một giao dịch trên biển. Hạm đội của Hải quân Trung Quốc sẽ phái các tàu vận chuyển hàng hoá, bởi vì “Hạm đội Phương Nam có thể sử dụng nó như là một phương tiện để mở rộng ảnh hưởng của nó ở Biển Đông cũng như các đại dương ở Ấn Độ Dương và cũng là vì các vùng biển quốc tế có vị trí thuận lợi để thực hiện giao dịch. “

Người trong cuộc cũng mô tả cách các công ty Trung Quốc vận chuyển vũ khí qua biên giới Trung Quốc sang Afghanistan để bán cho các chiến binh. Các lính biên giới Trung Quốc sẽ được lệnh trước từ các cơ quan cấp trên của Đảng để cho phép các chuyến hàng đi qua.

Tiền thu được từ các giao dịch này được chuyển vào tài khoản ngân hàng nước ngoài do các sĩ quan Trung Quốc kiểm soát. “Số tiền này không đi đến các tài khoản của khu vực quân sự Trung Quốc”, người nội gián nói, “nhưng sẽ được giám đốc điều hành công ty xuất khẩu lưu giữ, trong một tài khoản tại ngân hàng HSBC. Chỉ một vài viên tướng biết tiền được chuyển đến đâu.”

RELATED ARTICLES

Tin mới