Tuesday, November 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao TQ gióng trống khi Mỹ tuần tra ở Biển Đông?

Vì sao TQ gióng trống khi Mỹ tuần tra ở Biển Đông?

Trong khi chính quyền Trump coi việc tuần tra ở Biển Đông nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là một hoạt động bình thường của hải quân Mỹ, Bắc Kinh dường như đang tìm cách lợi dụng điều này để thực hiện một tham vọng thâm sâu hơn nữa.

Các quan chức Trung Quốc công khai chỉ trích cuộc “tuần tra hàng hải tự do” gần đây nhất của Mỹ, trong đó tàu tuần dương USS Hopper đã tiến gần bãi cạn Scarborough (hay đảo Hoàng Nham), một đảo san hô phía tây Philippines mà Bắc Kinh tranh chấp với Manila.

 Đây là lần thứ hai trong những tháng gần đây hoạt động tuần tra của Mỹ lại được xác nhận từ Bắc Kinh chứ không phải Washington, theo Reuters.

Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia an ninh tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có chủ trương tổ chức các cuộc tuần tra thầm lặng, nhưng dường như Trung Quốc đang sẵn sàng công khai chúng để có cớ tiếp tục hiện diện quân sự hơn nữa.

Bà nói: “Thật khó để đưa kết luận theo chiều hướng khác.”

Bà nhận định: “Dù Mỹ thúc đẩy các cuộc [tuần tra] này, tôi nghĩ rằng chính quyền của Tổng thống Trump chưa thực sự quyết định họ sẽ chấp nhận hay không chấp nhận điều gì về Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, và Bắc Kinh dường như muốn nắm bắt điều này.”

Trong các tuyên bố chính thức, quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng Trung Quốc sẽ có “các biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền của mình” trong vùng biển giàu tài nguyên này. Bắc Kinh nhận chủ quyền đối với phần lớn diện tích Biển Đông dù tòa án quốc tế đã bác bỏ cơ sở pháp lý cho tuyên bố này trong một phán quyết năm 2016.

Một số nhà ngoại giao và các nhà phân tích an ninh trong khu vực cho rằng tuyên bố của ông Lục có thể sẽ liên quan đến hoạt động quân sự hóa nhanh hơn nữa đối với các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng trên quần đảo Trường Sa, theo Reuters.

Ông Zhang Baohui, một nhà phân tích an ninh về đại lục tại Đại học Lân Nam của Hồng Kông, nói với Reuters rằng ông tin Bắc Kinh đang trở nên căng thẳng về chiến lược Châu Á sắc sảo của Tổng thống Trump và họ có thể sẽ cố gắng phản ứng ở Biển Đông, sau nhiều tháng tương đối yên ắng.

Ông nói: “Chúng tôi có thể dự đoán Trung Quốc sẽ đẩy mạnh việc quân sự hoá tạo nên một cuộc trả đũa”.

Tổng thống Trump cho thấy lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông so với người tiền nhiệm Obama. Nhiều lãnh đạo hải quân Mỹ phê phán ông Obama đã không cho phép các cuộc tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông từ năm 2012 đến năm 2015, theo tạp chí Hải quân (Navy Times) của Mỹ. Trong thời gian đó, Trung Quốc ra sức xây dựng các đảo nhân tạo và lắp đặt các thiết bị quân sự, tạp chí này cho biết.

Không lâu sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump phê phán chính sách của ông Obama: “Điều này không xảy ra dưới chính quyền Trump, điều này đã xảy ra dưới chính quyền Obama. Nhiều thứ đã diễn ra mà đáng lẽ chúng không được phép. Một trong số đó là việc xây dựng một tổ hợp quân sự khổng lồ ở giữa Biển Đông”.

Tháng 5/2017, tàu chiến Mỹ đã tiến hành ‘cuộc thao diễn’ trong phạm vi 12 hải lý của hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Động thái này chưa từng xảy ra dưới thời Obama và được cho là một thách thức trực tiếp đến hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc tại khu vực.

 Tháng 7/2017, ông Trump phê duyệt kế hoạch một năm cho phép hải quân Mỹ tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, trong khi dưới thời Obama mỗi hoạt động như vậy phải xin phép từng lượt.

RELATED ARTICLES

Tin mới