Wednesday, January 8, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiTiết lộ gây sốc của Mỹ về tiêm kích F-35

Tiết lộ gây sốc của Mỹ về tiêm kích F-35

Chỉ một nửa số máy bay tiêm kích F-35 có thể sẵn sàng chiến đấu, và phần còn lại không đủ độ tin cậy cũng như tồn tại hàng nghìn hỏng hóc.

Hoa Kỳ đã thừa nhận rằng, vẫn chỉ một nửa số máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35 có thể sẵn sàng chiến đấu, phần còn lại không đủ độ tin cậy cũng như tồn tại hàng nghìn hỏng hóc.

Đây là thông tin của tạp chí Bloomberg trích dẫn từ một báo cáo của ông Robert Beler, người đứng đầu bộ phận thử nghiệm thiết bị quân sự thuộc Lầu Năm Góc.

Theo đại diện của Hoa Kỳ, tình cảnh này có thể nói là cực kỳ nguy hiểm nhất là con số 50% số lượng máy bay sẵn sàng chiến đấu đã không thay đổi từ năm 2014 mặc dù tình hình thực tế luôn biến động.

Trong khoảng thời gian đó, Hoa Kỳ đã không thể khắc phục triệt để hàng nghìn khuyết điểm mà trong quá trình thử nghiệm các phi công cũng như nhân viên kỹ thuật gặp phải.

Một điểm quan trọng trong việc tạo cho F-35 khả năng chiến đấu đó là nâng cấp phần mềm trên máy bay bởi vì hầu như tất cả các hệ thống chiến đấu trên máy bay đều hoạt động tự động.

Mặc dù việc nâng cấp phần mềm đã được thực hiện trên các máy bay tiêm kích này không dưới 31 lần nhưng những nhược điểm then chốt và các lỗ hổng công nghệ đến nay vẫn chưa giải quyết thành công.

Beler lưu ý rằng, khi giới thiệu một chiếc máy bay cải tiến, chúng cần phải đáp ứng được các nhiệm vụ chiến đấu khác nhau tùy thuộc vào loại vũ khí mà chúng trang bị theo cũng như phải giải quyết được vấn đề nguy hiểm của mình khi đối mặt với kẻ thù.

Ví dụ như phiên bản cải tiền dành cho lực lượng Thủy quân lục chiến F-35C và phiên bản F-35B không thể tiếp nhiên liệu được trên không, mặc dù theo dự kiến ban đầu chúng có đầy đủ chức năng này. Các hỏng hóc cũng thường xuyên xảy ra trong các đơn vị chiến đấu.

Các tên lửa AIM-120, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên không nhưng đôi khi lại không thể phóng được từ máy bay vì các thiết bị liên quan bị mắc kẹt. Tình huống tương tự cũng xảy ra với các đầu đạn tên lửa thuộc lớp “không đối đất”.

Nói cách khác, chiếc máy bay tiêm kích “siêu công nghệ” và “siêu tàng hình” của Hoa Kỳ trong cuộc chiến thực sự có thể trở thành một chiếc tàu lượn bình thường bởi vì có nhiều vấn đề với vũ khí trang bị của chúng.

Đặc biệt là thời gian phát triển và hiện đại hóa F-35 đã kéo dài 16 năm nhưng cho đến nay độ tin cậy của máy bay vẫn chưa đạt được theo yêu cầu. Điều này cho thấy, Hoa Kỳ đang theo đuổi sự phổ biến các thiết bị quân sự và phô trương sự phát triển công nghệ của mình nhưng sản phẩm họ đã tạo ra chưa điêu luyện, liên tục phải sửa lỗi và sữa chữa.

Lầu Năm Góc cũng tuyên bố sự cần tiết phải giảm chi phí của chương trình này. Đồng thời Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ dự định sẽ thúc đẩy việc sản xuất F-35, mặc dù các sai sót được xác định trong giai đoạn thử nghiệm vẫn chưa được sửa chữa xong, Bloomberg nhấn mạnh.

RELATED ARTICLES

Tin mới