Ngày 1/3 vừa qua, Bộ Công an Trung Quốc đã ban hành quy định mới, theo đó sẽ truy cứu vô thời hạn đối với những vụ án oan do nhân viên chấp pháp gây ra.
Theo quy định này, có ít nhất 5 loại hành vi tội ác bức hại đoàn thể tín ngưỡng Pháp Luân Công của Công an Trung Quốc Đại Lục sẽ bị truy cứu mà không hạn chế về thời gian.
Quy định mới “Quy định Truy cứu trách nhiệm vì sai phạm pháp luật của cơ quan Cảnh sát Nhân dân” (dưới đây gọi là Quy định Truy cứu) chỉ ra, cơ quan chấp pháp cố ý hoặc do sơ suất dẫn đến sai phạm trong thực thi pháp luật sẽ phải chịu truy cứu trách nhiệm trước pháp luật đến cùng.
Theo Điều 19 của “Quy định Truy cứu,” nếu như trong quá trình chấp pháp lại Hành động trái luật làm loạn kỷ cương, tra tấn ép cung; ngụy tạo chứng cứ; để lộ thông tin; rắp tâm trả thù; chấp pháp sai lầm lại cản trở truy cứu sai lầm, sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp luật. Có thể thấy, lực lượng chấp pháp Trung Quốc, đặc biệt là “Phòng 610” thực hiện theo chính sách bức hại Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân đã phạm hầu hết tội trạng trong những tội kể trên.
Sai phạm 1: Hành động trái luật, làm loạn kỷ cương
Ông Giang Trạch Dân vì muốn bức hại Pháp Luân Công nên ngày 10/6/1999 đã thành lập Tổ chức bất hợp pháp tên “Phòng 610,” là một hệ thống rộng khắp toàn quốc, từ Ủy viên Thường vụ Trung ương đến các cơ sở địa phương.
Cục 26 Bộ Công an Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính là “Phòng 610”; còn Chủ nhiệm các Phòng 610 thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thường kiêm nhiệm chức Tổng Đội trưởng hoặc Phó tổng đội trưởng “Tổng đội An ninh Quốc nội”…
Vì thế, trong quá trình bức hại Pháp Luân Công, nhân viên “Phòng 610” của hệ thống Công an là đối tượng bức hại Pháp Luân Công trực tiếp nhất, tham gia sâu nhất, ảnh hưởng mạnh nhất.
Phòng 610 trực tiếp nhúng tay vào tiến trình tư pháp các vụ án liên quan đến Pháp Luân Công. Ví dụ: Công an bắt học viên Pháp Luân Công vào Ban Tẩy não, Trại cưỡng bức lao động, đưa tới Viện Kiểm sát bắt khởi tố, can dự vào kết quả xử án…
Thẩm phán Tạ Vệ Đông của Tòa án Tối cao từng cho biết, Hiếp pháp Trung Quốc quy định mọi người có quyền tự do tôn giáo, vì thế việc đàn áp Pháp Luân Công là không đúng, đi ngược lại Hiến pháp, là hành vi phạm pháp.
Hiện nay, hệ thống Công an, Kiểm sát, Tòa án căn cứ vào Khoản 1 Điều 300 trong «Hình pháp» “tổ chức và tổ chức lợi dụng tôn giáo X phá hoại luật pháp quốc gia và thực thi pháp luật” để biện minh cho hành vi bức hại Pháp Luân Công.
Nhưng nhiều chuyên gia Luật ở Trung Quốc Đại Lục đã khẳng định, tội danh này gồm hai bộ phận, một là “tổ chức và tổ chức lợi dụng tôn giáo X,” hai là “phá hoại thực thi pháp luật.” Việc thành lập được tội này phải đồng thời cấu thành hai phương diện. Hiện luật pháp Trung Quốc không có quy định nào đề cập Pháp Luân Công là tôn giáo X, cũng chưa từng có ai chỉ ra được học viên Pháp Luân Công phá hoại thực thi pháp luật. Từ góc nhìn 4 yếu tố cấu thành tội phạm, không có “khách thể phạm tội,” không có “phương diện chủ quan” và “phương diện khách quan,” như vậy là thiếu mất 3 yếu tố trong 4 yếu tố cấu thành tội.
Theo điều khoản về tội hành vi trái pháp luật trong Hình pháp Trung Quốc, hệ thống Công an và Phòng 610 đều biết học viên Pháp Luân Công dựa vào tu luyện “Chân – Thiện – Nhẫn” để làm người tốt lại bị cố ý truy tố có hành vi trái pháp luật, can dự vào hoạt động xét xử, như vậy là hành vi làm trái pháp luật.
Trong gần 17 năm bức hại Pháp Luân Công của hệ thống thực thi pháp luật của ĐCSTQ, có không ít công an hoặc cảnh sát công khai hoặc thầm kín thừa nhận những học viên Pháp Luân Công là người tốt, nhưng họ làm việc vì chấp hành lệnh của cấp trên.
Còn những mệnh lệnh này là xuất phát từ chỉ đạo áp bức Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân: “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể,” “đánh chết xem như tự sát,” “hỏa thiêu mà không cần tra nguồn gốc.”
Sai phạm 2: Ép cung
Hành vi tra tấn, ép cung của công an ĐCSTQ đối với học viên Pháp Luân Công diễn ra như cơm bữa, dường như tất cả học viên Pháp Luân Công từng bị bắt đều phải chịu những thủ đoạn tra tấn ngoài sức tưởng tưởng của những người bình thường.
Theo thông tin thống kê chưa chính thức từ mạng Minh Huệ, tính cho đến ngày 30/6/2015 có 9309 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị tra tấn cực hình với hơn 100 loại cực hình khác nhau, tiêu biểu như:
Cực hình bộ phận sinh dục: Dùng cây côn điện dí vào âm đạo, xung quanh có lông như bàn chải đánh răng đưa vào quấn móc âm đạo, véo nhũ hoa, dùng đầu thuốc đang cháy dí vào âm đạo, đá vào hậu môn; cưỡng dâm, hiếp dâm tập thể, làm nhục thiếu nữ chưa thành niên;
Tra tấn điện: Cho điện giật khoang miệng, đỉnh đầu, trước ngực, nhũ hoa, dí bộ phận sinh dục, hậu môn của học viên nam và nữ.
Tưới chất bẩn và độc: Ngâm đầu thùng phân, nhét bông thấm kinh nguyệt của gái điếm vào miệng, dội phân, nước tiểu, nước muối thuốc độc, nước sôi;
(Dựng lại hiện trường tra tấn học viên Pháp Luân Công)
Các loại hình phạt đóng băng: Lột quần áo cho ra ngoài trời lạnh, xối nước đá, vùi vào tuyết;
Còng: Còng tay, chân, còng tử hình, còng tay chân nối vào nhau; thẻ tre, tăm xỉa răng, kim châm móng tay…
Côn hình: Côn cao su, chùy, gậy thể thao, roi điện, cuốc chim;
Nhúng đầu vào nước hôi thối (Ảnh: falunart.org)
Roi hình: Dây thép, cành mận gai, dây thép khóa, ống da, roi mây, roi điện;
Hỏa hình: Dội nước sôi, dí đầu thuốc lá, dí bật lửa, bàn ủi, gậy sắt hơ nóng;
(Ảnh: falunart.org)
Nhiều kiểu tra tấn tàn bạo khác như: Quấn áo, ngồi ghế hùm, nằm giường người chết, nhốt nhà tù nước, ngũ mã phanh thây (5 người lần lượt cố định đầu và hay tay hai chân rồi kéo căng ra), trước mặt người chồng, thả người phụ nữ mang thai rơi từ trên cao xuống, sát hại cả mẹ và đứa bé trong bụng, cho phơi nắng ngoài trời thời gian dài, dùng khăn ướt bịt mặt cho ngạt thở, bịt đường đại và tiểu tiện, không cho ngủ thời gian dài…
Vào tháng 2/2005, ông Hách Phụng Quân, cựu quan chức Phòng 610 và Cục Bảo vệ An ninh quốc nội Thiên Tân chạy trốn đến Úc và từng chia sẻ với Đại Kỷ Nguyên tình cảnh thê thảm của học viên Tôn Đề bị tra tấn, toàn phần lưng của học viên Tôn Đề bị tên Đội trưởng Mục Thụy dùng cây côn đường kính 1,5 cm đánh đến bầm tím và có 2 đường rách khoảng 20 cm khiến máu không ngừng rỉ ra. Ông Hách Phụng Quân và một nữ cảnh sát phải bôi thuốc cho học viên Tôn Đề liên tục hơn một tháng.
Công an không chỉ dùng cực hình đối với học viên Pháp Luân Công mà còn áp dụng đối với những Luật sư đấu tranh vì nhân quyền. Tiêu biểu nhất là luật sư Cao Trí Thịnh từng bị cực hình đến nỗi nhìn không ra người. Cảnh sát vừa dùng cực hình đối với luật sư Cao Trí Thịnh, vừa đe nẹt: “Chẳng phải mày tố cáo ĐCSTQ dùng cực hình sao, lần này cho mày tận mắt chứng kiến…”
Sai phạm 3: Ngụy tạo chứng cứ
Theo như những tường thuật trên, việc áp dụng Điều 300 trong «Hình pháp» trừng phạt Pháp Luân Công là không thể thành lập. Theo Điều 3 trong «Hình pháp», “pháp luật chưa có văn bản chính thức quy định hành vi phạm tội thì không được phép tự ý định tội và trừng phạt.” Vì thế, giới luật sư nhân quyền biện hộ cho Pháp Luân Công từng nhiều lần lên tiếng, hoạt động tuyên truyền của học viên Pháp Luân Công không thể gọi là phạm tội.
Nhưng khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công thường lấy số tài liệu tuyên truyền mà học viên Pháp Luân Công sở hữu để định tội, thậm chí còn dùng cả đĩa CD trắng mà học viên Pháp Luân Công sở hữu để định tội.
Năm 2012 xảy ra sự kiện “300 dấu vân tay” ở Hà Bắc gây chấn động, theo đó Ban Chính trị và Pháp luật cùng lực lượng công an thị xã Bạc Đầu đã bắt giữ anh Vương Hiểu Đông vì họ tìm thấy hộp đĩa CD trống trong nhà anh, sự kiện khiến 300 gia đình tham gia ký tên và ấn dấu vân tay yêu cầu thả người, sau đó anh Vương Hiểu Đông bị xử tù 3 năm.
Đây là một trong những kiểu ngụy tạo chứng cứ thường thấy để bức hại học viên Pháp Luân Công của lực lượng chấp pháp ĐCSTQ.
Sai phạm 4: Trả thù, hãm hại
Từ tháng 5/2015, ngành chấp pháp ở Trung Quốc Đại Lục thực hiện chính sách “có án phải lập, có tố phải nhận,” kéo theo phong trào kiện ông Giang Trạch Dân. Con số người tham gia khiếu kiện hiện đã hơn 200 nghìn người. Nhưng những học viên Pháp Luân Công thực hiện quyền công dân hợp pháp được ghi rõ trong Hiến pháp lại bị một bộ phận lực lượng công an ĐCSTQ trả thù, hãm hại.
Lấy Thiên Tân làm ví dụ, ở Thiên Tân có hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã tuân thủ theo đúng quy định pháp luật kiện ông Giang Trạch Dân lên Tòa án và Viện kiểm sát Tối cao Trung Quốc. Nhưng trong khoảng thời gian từ tháng 6 – 10 năm ngoái có khoảng 139 người bị bắt cóc và quấy rối.
Sai phạm 5: Cản trở truy cứu trách nhiệm vì chấp pháp sai lầm
Vì hành động bức hại Pháp Luân Công của hệ thống chấp pháp ĐCSTQ không dựa trên nền tảng pháp luật, vì thế chính lực lượng công an chấp pháp nhưng thực tế họ lại phạm pháp. Khi các học viên Pháp Luân Công và luật sư nhân quyền đã căn cứ theo luật để truy cứu trách nhiệm của họ thì bị họ sách nhiễu cản trở, thậm chí bắt cóc mang đi. Sự kiện Tam Giang ở tỉnh Hắc Long Giang năm 2014 là ví dụ điển hình.
Vào năm 2013, sau khi chế độ trại cưỡng bức lao động ở Trung Quốc Đại Lục bị phế bỏ, “Cơ sở Giáo dục pháp luật” (Ban Tẩy não) của nông trường Thanh Long Sơn, Tổng cục Nông khẩn Hắc Long Giang đã bắt nhốt vô số học viên Pháp Luân Công để “tẩy não”. Ngày 20/3/2014, các luật sư nhân quyền gồm Đường Cát Điền, Giang Thiên Dũng, Vương Thành, Trương Tuấn Kiệt và 9 người thân của các học viên Pháp Luân Công đến đòi thả người nhưng đã bị công an địa phương bắt giữ phi pháp. Các luật sư bị bắt và đánh đập, bị gẫy tổng cộng 24 xương sườn.
Ngày 28/10 năm ngoái, người bị hại tại “ban tẩy não” Thanh Long Sơn cùng 1350 người dân Hắc Long Giang đã cùng ký tên chung kiện ông Giang Trạch Dân gửi Viện Kiểm sát Hắc Long Giang. Chính quyền đã thành lập “Tổ Chuyên án 10.28” để bắt bớ học viên Pháp Luân Công.
Tội ác mổ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công là tội ác kinh khủng nhất mà ĐCSTQ luôn tìm mọi cách che giấu. (Ảnh: Đổng Tích Cường, Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)
Tổ chức Quốc tế điều tra: Hành động theo mệnh lệnh cũng không thể thoát khỏi truy cứu
Người phát ngôn Uông Chí Viễn của Tổ chức Quốc tế Điều tra Bức hại Pháp Luân Công cho biết, những nhân viên an ninh chấp hành theo mệnh lệnh để bức hại người khác cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm. Hiện nay ĐCSTQ ra chỉ thị thực hiện chế độ truy cứu suốt đời, điều này báo hiệu ngay cả Giang Trạch Dân cũng không thể ngoại lệ.
Ông Uông Chí Viễn cũng lấy việc truy cứu Đảng Quốc xã Đức sau Thế chiến thứ hai làm ví dụ, những quân nhân chấp hành mệnh lệnh bức hại người Do Thái cuối cùng vẫn bị truy cứu trách nhiệm. Vì trên mệnh lệnh còn có lương tri.