Thursday, January 9, 2025
Trang chủĐàm luậnASEAN lo ngại TQ quân sự hóa phi pháp ở Biển Đông

ASEAN lo ngại TQ quân sự hóa phi pháp ở Biển Đông

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các nước láng giềng. Bắc Kinh cải tạo phi pháp các đảo, đá kiểm soát ở Biển Đông, trong đó có xây đường băng, khiến quốc tế quan ngại.

Một loạt hãng tin (Reuters, AFP, AP, Kyodo, Asia Nikkei Review, Straits Times, Channel News Asia 7/2) đăng bài viết bày tỏ sự quan ngại của ASEAN đối với các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông cũng như nhấn mạnh thiện chí của các bên trong việc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông.

Theo Reuters, ngày 6/2, các ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN đã bày tỏ quan ngại về hoạt động bồi đắp đảo trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi phi quân sự hóa các vùng biển tranh chấp. 

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nêu rõ: “Chúng tôi đã thảo luận các vấn đề liên quan tới Biển Đông và lưu tâm tới mối quan ngại của một số ngoại trưởng về hoạt động bồi đắp đảo trong khu vực, vốn làm xói mòn lòng tin, làm leo thang căng thẳng và có thể hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong cách hành xử của tất cả các bên tranh chấp và các bên khác, bao gồm những hoạt động… có thể khiến tình hình thêm phức tạp và gây leo thang căng thẳng trên Biển Đông”.

Tuyên bố trên đã được Singapore, bên chủ trì hội nghị công bố, với giọng điệu có phần mềm mỏng hơn so với bản dự thảo trước đó. Ngoài ra, tuyên bố cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, đồng thời hoan nghênh hoạt động thử nghiệm thành công của đường dây nóng giữa các ngoại trưởng của các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, nhằm xử lý các vụ việc khẩn cấp trong khu vực biển tranh chấp, vốn được mô tả là một trong “các biện pháp thực tiễn có thể giảm thiểu căng thẳng và nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn, hiểu nhầm và tính toán nhầm”. 

Tháng 8/2017, Trung Quốc và ASEAN đã thông qua một cơ chế đàm phán cho COC. Cả hai bên đều ca ngợi bước đi này là một dấu hiệu tiến bộ, với việc Trung Quốc coi các cuộc đàm phán là một cơ hội để tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng Bắc Kinh đang câu giờ để củng cố sức mạnh trên biển.

Malaysia, Brunei, Việt Nam, Philippines và vùng lãnh thổ Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ Biển Đông, một trong những hải lộ bận rộn nhất thế giới. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết hải lộ này và đã không ngừng xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở đây.

Ngoại trưởng Singapore Balakrishnan nói giải pháp cho cho vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ không dễ dàng, thậm chí khi đang có các cuộc đàm phán về COC. Ngoại trưởng Balakrishnan nói tại một cuộc họp báo rằng “nó sẽ là một cuộc đàm phán hết sức phức tạp”. 

Trong khi đó, ngày 6/2,  hãng tin AFP đăng bài viết có tiêu đề “ASEAN: Hoạt động của Trung Quốc trên bãi đá ngầm tôn tạo xói mòn niềm tin”. Bài viết bình luận các ngoại trưởng ASEAN tuyên bố việc Trung Quốc tiếp tục cải tạo trên Biển Đông hủy hoại lòng tin giữa các bên đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông và có thể làm gia tăng căng thẳng khu vực. Tuy nhiên, các ngoại trưởng không nêu đích danh Trung Quốc trong tuyên bố. 

Theo hãng tin AP, một số bộ trưởng bày tỏ sự quan ngại về các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc, nhưng được khích lệ bởi thỏa thuận của ASEAN và Trung Quốc hồi năm ngoái về việc bắt đầu đàm phán chính thức về COC.

Khi được hỏi liệu các cuộc đàm phán có khởi động tại Việt Nam vào tháng 3 tới không, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Balakrishnan chỉ nói: “Tình hình trên Biển Đông hiện đã lắng dịu hơn. Tôi tin rằng ASEAN và Trung Quốc đều có sự tin cậy chung và thiện chí để nỗ lực tạo ra bước tiến quan trọng trong năm nay. Và đó là lý do tại sao chúng ta có thể khởi động đàm phán sớm.” Theo ông, các cuộc đàm phán sẽ theo “khung thời gian đã được nhất trí” nhưng từ chối nêu chi tiết. 

Ông nói: “Củng cố niềm tin, đi theo đúng trình tự và tiến hành từng bước còn quan trọng hơn việc tiến hành một cách vội vàng vì hạn chót đề ra.” 

Tờ Asia Nikkei Review ngày 7/2 đăng bài viết có tiêu đề “‘Quan ngại’ của ASEAN lại nổi lên xung quanh vùng biển tranh chấp với Trung Quốc”, trong đó bình luận với tư cách là nước chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm 2018, Singapore có cách tiếp cận cân bằng hơn so với Philippines trong năm 2017

RELATED ARTICLES

Tin mới