Wednesday, January 15, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiBà Merkel nhường nhịn liên minh, nước Đức sẽ lại thân Nga?

Bà Merkel nhường nhịn liên minh, nước Đức sẽ lại thân Nga?

“Bộ sậu” mới của Chính phủ Đức sẽ do nhiều thành viên Đảng SPD nắm giữ, thúc đẩy giảm trừng phạt Nga.

Ngày 7/2, Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) bảo thủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhượng bộ vài phần với Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trung tả nhiều thỏa thuận để thành lập một liên minh chính thức.

Thủ tướng Angela Merkel sẽ tiếp tục giữ vững nhiệm kỳ thứ 4 của mình song cũng đồng thời chia sẻ việc phụ trách các Bộ, ngành quan trọng và chủ chối đối với SPD.

Theo thỏa thuận này, người của SPD sẽ đứng đầu các bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và Bộ Lao động. Và khả năng đảng này cũng có thể tiếp nhận cả Bộ Tư pháp, Bộ Môi trường và Bộ Gia đình.

Truyền thông Đức cũng đưa tin lãnh đạo SPD Schulz sẽ trở thành Ngoại trưởng mới của nước này, thay thế ông Sigmar Gabriel. Theo nhật báo Südeutsche Zeitung, ông Martin Schulz sẽ từ chức lãnh đạo SPD để chuẩn bị tiếp nhận cương vị Ngoại trưởng Đức trong chính phủ mới của Thủ tướng Merkel.

Với vị trí hiện nay là người đứng đầu nhóm nghị sĩ đảng SPD trong Quốc hội Liên bang, bà Andrea Nahles đã sẵn sàng tiếp quản vị trí chủ tịch SPD từ ông Schulz. Tuy nhiên, đến nay, người phát ngôn của SPD vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức nào về vấn đề này.

Trong khi đó, CDU sẽ đảm nhận Bộ Quốc phòng, Bộ Kinh tế, còn CSU sẽ quản lý Bộ Nội vụ. Nhiều nguồn tin cho biết bà Ursula von der Leyen vẫn tiếp tục giữ cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Đức, trong khi quyền Bộ trưởng Tài chính Peter Altmaier sẽ nắm giữ chức Bộ trưởng Kinh tế.

Thỏa thuận này giúp chấm dứt tình thế chính trị được cho là chưa từng có quốc gia có nền kinh tế hàng đầu châu Âu này kể từ sau Thế chiến II.

Với những nhượng bộ này, giới phân tích cho rằng, Chính phủ mới của Thủ tướng Angela Merkel sẽ ít có các quan điểm mạnh mẽ hơn đối với các lệnh trừng phạt Nga hay quan điểm ngoại giao với Mỹ.

Sự thay thế Ngoại trưởng Sigmar Gabriel bằng lãnh đạo SPD cũng đã giúp mường tượng được ra các chính sách ngoại giao thay đổi trong thời gian tới của Đức mà lâu nay luôn được thể hiện là một đồng minh vững chắc của Mỹ ở châu Âu.

Nhiều lần trong các tuyên bố trước bầu cử và trước khi bước vào các thỏa thuận liên minh thành lập Chính phủ, lãnh đạo SPD đã nhắc tới các biện pháp trừng phạt đối với Nga vốn khiến miền Đông nước Đức khó khăn.

Người phát ngôn SPD – Frank-Walter Steinmeie từng gọi chính sách của EU cũng như các cuộc tập trận của NATO gần biên giới Nga không thể được bao biện là nhằm tăng cường an ninh, đồng thời lên án mạnh mẽ kiểu gia tăng các biện pháp trừng phạt lên Nga bất chấp tình hình kinh tế khó khăn ở nhiều nước thành viên.

SPD lâu nay có mối quan hệ thân thiện với Moscow và có thể sẽ thúc đẩy mối quan hệ này lên mức thiết thực hơn bằng cách tìm các giải pháp để cắt giảm các lệnh trừng phạt đối với quốc gia có mối quan hệ truyền thống như Nga.

Ba Merkel nhuong nhin lien minh, nuoc Duc se lai than Nga?
Lãnh đạo đảng SPD, ông Martin Schulz sẽ trở thành Ngoại trưởng Đức.

Hiện lãnh đạo đảng SPD, ông Martin Schulz đang tích cực vận động kêu gọi sự ủng hộ của các thành viên trong đảng đối với thỏa thuận sơ bộ này.

Nếu ông Schulz thành công trong việc vận động các đảng viên SPD, thỏa thuận sơ bộ cuối cùng sẽ được thông qua và hai đảng sẽ chính thức bước vào các cuộc đàm phán thành lập chính phủ liên minh.

Ngược lại, nếu thỏa thuận bị bác bỏ, nước Đức sẽ còn 2 lựa chọn, hoặc là thành lập một chính phủ thiểu số do Thủ tướng Angela Merkel đứng đầu, hoặc tổ chức một cuộc bầu cử mới.

RELATED ARTICLES

Tin mới