Saturday, January 11, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnTàu chiến Nga ngợp biển Baltic: NATO toát mồ hôi hột?

Tàu chiến Nga ngợp biển Baltic: NATO toát mồ hôi hột?

Ngoài 20 tàu chiến nói trên, một số tàu tên lửa và tàu quét thuỷ lôi của Hải quân Nga cũng tham gia cuộc tập trận từ ngày 21/2.

Tập trận quy mô lớn

Theo Daily Star, 20 tàu chiến từ Hạm đội Baltic của Nga đã được triển khai từ căn cứ hải quân Baltiysk ở tỉnh Kaliningrad kéo tới biển Baltic tập trận, phô trương sức mạnh.

Người phát ngôn của Hạm đội Baltic – ông Roman Martov tiết lộ, ngoài 20 tàu chiến nói trên, một số tàu tên lửa và tàu quét thuỷ lôi của Hải quân Nga cũng tham gia cuộc tập trận từ ngày 21/2.

Máy bay phản lực và trực thăng Nga cũng sẽ tham gia tập trận nhằm “đảm bảo sự thành công cho các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu”.

Theo ông Martov, các thủy thủ đoàn của Hạm đội Baltic sẽ thực hiện các cuộc tập trận ở căn cứ Hải quân Baltiysk ở tỉnh Kaliningrad – lãnh thổ của Nga bị kẹp giữa Ba Lan và Lithuania  trước khi vươn khơi để thực hiện một số nhiệm vụ được giao.

“Trong một loạt các khoa mục tập trận trên biển, thủy thủ đoàn của các tàu chiến từ Hạm đội sẽ bắn pháo phòng không cũng như các mục tiêu hải quân phức tạp khác nhau đồng thời thực hiện các hoạt động rà quét, phá thủy lô cũng như đánh bom sâu dưới biển.

Nhìn chung, cuộc tập trận sẽ liên quan tới 20 tàu chiến và các tàu hỗ trợ khác”, người phát ngôn của Hạm đội Baltic nói thêm.

Cuộc tập trận của Nga diễn ra trong bối cảnh các nước thành viên NATO trong khu vực hối hả tập dượt cho người dân về nguy cơ chiến tranh với Nga.

Thụy Điển dù không phải là thành viên của NATO cũng chuẩn bị để phát các tờ rơi hướng dẫn công dân cần làm gì trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Đây là lần đầu tiên Thụy Điển – vốn có bờ biển Đông giáp biển Baltic đưa ra cảnh báo như vậy kể từ năm 1961 – giai đoạn cao trào của Chiến tranh Lạnh.

Hiện Thụy Điển đang ngày càng hợp tác sâu hơn với các quốc gia thuộc liên minh quân sự này với số lượng các hiệp định quân sự giữa các bên ngày càng tăng. Việc các quốc gia trung lập trong khu vực như Thụy Điển ngả về NATO cũng khiến mâu thuẫn Nga-NATO sâu sắc thêm.

Ngoài ra, các thành viên khác của NATO bao gồm Lithuania và Latvia đều đã đưa ra những cảnh báo tương tự cho công dân.

Ông Antoni Macierewicz, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan cảnh báo, Nga có thể “thay đổi sự cân bằng quyền lực” bằng cách gửi các tàu chiến chất đầy tên lửa hành trình tầm xa tới khu vực Kaliningrad.

Điểm nóng

Căng thẳng giữa Nga và NATO, đặc biệt là các quốc gia Baltic thành viên đã leo thang mạnh mẽ kể từ khi Moscow sát nhập bán đảo Crimea.

Biển Baltic từ lâu đã trở thành điểm nóng trong mối quan hệ Nga – NATO. Tại đây Nga và NATO đã có nhiều cuộc ”gặp gỡ” bất ngờ, gây chấn động. Mới đây nhất là vụ chiếc F-15 Mỹ đã khá liều lĩnh khi bay chỉ cách phía sau 2 chiếc Su-30SM chỉ khoảng 20m.

Dù các bên đều khẳng định phần đúng thuộc về mình nhưng nó vẫn có thể khiến quan hệ Nga và phương Tây thêm căng thẳng bởi vụ áp sát này diễn ra ngay sau khi Không quân Đan Mạch cho 2 tiêm kích F-16 kẹp chặt oanh tạc cơ Tu-95 Nga cũng tại vùng biển này.

Theo hình ảnh được công bố trong video cho thấy, oanh tạc cơ Tu-95 của Nga đã bị 2 tiêm kích F-16 của Đan Mạch áp sát hai bên ở khoảng cách chỉ 30m.

Hồi tháng 6/2017, một chiếc F-16 của NATO đã cố gắng bay sát máy bay của Bộ trưởng Quốc Phòng Nga – Sergei Shoigu trên vùng biển Baltic khi ông này đang trên đường đến Kaliningrad.

Chiếc máy bay chở ông Shoigu có nhóm hộ tống gồm các máy bay chiến đấu Su-27 của không quân Nga. Khi chiếc F-16 đột nhiên xuất hiện và bay gần lại, chiếc Su-27 trong nhóm hộ tống đã bay vào giữa hai máy bay đó.

Theo thông tin từ Bộ Quốc Phòng Nga cho biết: “Tiêm kích Su-27 đã cố gắng cho máy bay NATO thấy những vũ khí trong khoang bằng cách nghiêng đôi cánh của mình. Sau đó F-16 đã rời đi”.

The National Interest (NI) của Mỹ từng nhận định, nếu Nga tấn công các nước vùng Baltic đây sẽ là tình huống tồi tệ nhất đối với lực lượng quân đội NATO ở khu vực này cũng như quân đội NATO nói chung, bởi vì thực tế lực lượng liên minh ở khu vực này không đủ để nghĩ đến các cuộc tấn công hay đánh bại các lực lượng của Nga.

Trong suốt thời gian tồn tại NATO chưa bao giờ đủ tự tin tuyên bố họ có thể chống lại được các lực lượng quân đội Liên Xô trước đây và Nga hiện tại. Trong trường hợp xảy ra xung đột, NATO chỉ có thể đảm bảo và cố gắng ngăn chặn sự phát triển của các lực lượng Nga

RELATED ARTICLES

Tin mới