Wednesday, November 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTrừng phạt Nga: Ai là người thiệt hơn?

Trừng phạt Nga: Ai là người thiệt hơn?

Trong khi Nga thiệt hại khoảng 3 tỷ USD thì các nước đồng minh của Mỹ và EU lại thiệt hại nhiều hơn con số của Nga.

Theo Sputnik dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ – Heather Nauerth cho rằng các biện pháp trừng phạt lên Nga và luật “Về phản đối kẻ thù của Mỹ thông qua trừng phạt” (CAATSA) đã dẫn đến thiệt hại của ngành công nghiệp quốc phòng của Nga khoảng ba tỷ USD.

“Việc trừng phạt như vậy là một hình phạt, bởi vì như vậy sẽ ít số tiền cho vào ngân sách Nga. Điều này được coi là thành công trong việc Nga phải chịu trách nhiệm với những việc mình làm”, bà Heather cho hay.

Tuy nhiên việc Mỹ trừng phạt Nga khiến nước này thiệt hại 3 tỷ USD thì những nước đồng mình với Mỹ và EU dường như thiệt hại hơn nhiều.

Bản báo cáo đặc biệt của Liên hiệp quốc (LHQ) về tác động tiêu cực của những biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga công bố gần đây cho thấy, nền kinh tế EU thiệt hại 3,2 tỷ USD/tháng, và đến nay thiệt hại đã lên tới hơn 100 tỷ USD.

Mặc dù trong bối cảnh bị bao vây cấm vận và giá dầu mỏ sụt giảm mạnh, song Chính phủ Nga vẫn thực hiện được chính sách kinh tế hiệu quả, thích nghi với thực tế mới và tổng số thiệt hại của nền kinh tế Nga chỉ ở mức 55 tỷ USD.

Trong khi đó, ở bên kia bờ Đại Tây dương, gói các biện pháp trừng phạt mới mà Mỹ nhằm vào Nga cũng khiến thiệt hại của EU trầm trọng hơn.

Theo quy định mới, Washington có thể phạt các công ty nước ngoài nếu tham gia vào các dự án liên quan đến đầu tư, bảo trì, sản xuất trang thiết bị cho các đường ống dẫn khí đốt của Nga, trong đó có dự án Dòng chảy phương Bắc-2.

Đứng trước thực tế đáng lo ngại này, giới doanh nghiệp châu Âu, đặc biệt là Đức, kêu gọi giới lãnh đạo chính trị và ngoại giao nỗ lực ngăn chặn việc siết chặt hơn nữa các biện pháp trừng phạt chống Nga.

Mặc dù lo ngại những hậu quả trực tiếp cũng như gián tiếp đối với hoạt động kinh doanh của mình, song 3/4 số người được hỏi (72%) cho biết có kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Nga ở mức như trước đây, thậm chí 15% số người được hỏi còn lên kế hoạch đẩy mạnh hoạt động và tăng cường đầu tư vào thị trường Nga.

Các công ty của Đức thì cho rằng, các biện pháp trừng phạt Nga thúc đẩy lợi ích của Mỹ, đồng thời lên tiếng kêu gọi EU và Chính phủ Đức cần có những biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp châu Âu nói chung và doanh nghiệp Đức nói riêng.

RELATED ARTICLES

Tin mới