Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaQuân đội Mỹ theo đuổi kế hoạch dùng sinh vật biển do...

Quân đội Mỹ theo đuổi kế hoạch dùng sinh vật biển do thám

Tháng 3 tới đây, giới chức quân sự Mỹ sẽ triển khai một chương trình nghiên cứu mới về bảo vệ an ninh biển đảo mang tính chất rất “thân thiện với môi trường”.

Đó là sử dụng các loài sinh vật biển như cá, san hô, tôm cua hay các loài nhuyễn thể khác làm thiết bị bắt sóng tự nhiên để dò tìm và phát hiện những thiết bị lặn quân sự như tàu ngầm của đối phương đang hiện diện gần hay đã xâm nhập vào lãnh hải Mỹ.

Theo tạp chí Sciences et Avenir, đây là ý tưởng mới nhất của Cơ quan DARPA chuyên về các dự án nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuận tiên tiến cho quốc phòng, thuộc quân đội Mỹ.

Chương trình nghiên cứu được đặt tên là “Các cảm biến sống dưới biển” (PALS) sẽ tận dụng tối đa các hình thức hoạt động sinh tồn tự nhiên của sinh vật trong môi trường nước vào mục đích quân sự. 

Chương trình dựa trên nguyên tắc là đa số các loài sinh vật biển đều có các bộ phận định vị nằm trên cơ thể, đã phát triển rất hoàn hảo nên chúng có thể phát hiện ra được những rung động nhẹ, những mùi hương thoáng qua, những âm thanh nhỏ hay những hình ảnh chuyển động trong nước, để bắt mồi và để chạy trốn kẻ săn mồi. 

 Nhiều loài cá có một đường dẫn cảm thụ chạy dọc cơ thể giúp chúng phát hiện ra được những rung động thủy động học nhỏ nhất như vận tốc hay áp lực nước, kể cả những rung động âm thanh thoáng qua. Một số loài thủy sinh rất nhạy cảm với thay đổi điện trường hay từ trường quanh cơ thể.

Sinh vật biển có mặt khắp nơi 

Vậy cho nên, dưới biển có quá nhiều những “thiết bị dò sóng tự nhiên” như vậy mà tại sao chúng ta không biết khai thác? Hơn nữa, lợi điểm lớn nhất của những sinh vật biển này là chúng hiện diện khắp nơi, từ tầng nước nông cho đến những vùng biển sâu thẳm. 

Thêm vào đó, sinh vật luôn biết thích nghi với môi trường sống, con người không cần phải bận tâm chăm sóc và chúng tự sinh sản không cần phải chế tạo ra như máy móc. 

Những thiết bị do con người làm ra, từ máy ghi âm, ghi hình, cho đến máy dò sóng âm, vệ tinh do thám hay radar, thì tất cả đều không thể hoàn hảo một cách tự nhiên như mấy… con cá, con mực kia! 

Và rồi các thiết bị nhân tạo luôn cần phải được nạp năng lượng, chứ có ai cho cá biển ăn bao giờ đâu! Rồi cần phải bảo trì, bảo dưỡng, và thay mới: những công đoạn rất tốn kém về mặt vật chất lẫn công sức của con người.

Phương pháp an ninh hiện nay của Hải quân Mỹ chỉ tập trung vào những thiết bị và khí tài quân sự thuộc loại lớn. Do đó, khả năng phòng thủ chủ yếu được triển khai ở tầm mức chiến thuật để bảo vệ những thiết bị lớn như tàu ngầm chẳng hạn, chứ ít chú trọng đến tầm mức chiến lược mang tính bao quát hơn”

Bà Lori Adornato – chuyên gia phụ trách dự án PALS

Quân đội Mỹ theo đuổi kế hoạch dùng sinh vật biển dọ thám - Ảnh 3.

Quân đội Mỹ đã thực hiện chương trình huấn luyện cá heo làm công cụ hỗ trợ từ hàng chục năm trước – Ảnh: US NAVY

Khả năng điều chỉnh sinh vật biển theo mục đích sử dụng

Cơ quan DARPA không đưa ra chi tiết về những công nghệ mà họ dự định sẽ áp dụng cho chương trình PALS. 

Tuy nhiên, mục đích công bố thì đã rõ, là trong giai đoạn đầu sẽ tiến hành các bước đánh giá về khả năng phát hiện vật thể lạ của sinh vật biển. Song song đó, sẽ là khâu nghiên cứu để chế tạo ra những thiết bị mới, những phần mềm vi tính mới, những thuật toán mới để có thể “dịch” được các thông tin mà các sinh vật biển này phát ra thì mới có thể sử dụng được chúng.

DARPA bước đầu sẽ phân tích các biến đổi về mặt hành vi và phản xạ của những sinh vật biển được chọn khi cho chúng tiếp xúc với những thiết bị lặn mà con người đưa xuống nước, ở khoảng cách tối đa là 500 mét. 

Nhưng để tránh bị “báo động nhầm”, hệ thống thu tín hiệu từ phía con người phải loại trừ được những “vật cản vô nghĩa” như rác rưởi, các mảnh vỡ đồ đạc vứt xuống biển hoặc những loài sinh vật biển lớn như cá mập, cá heo hay sư tử biển…

Một khả năng nữa trong dự án là con người có thể sẽ phải tác động gây biến đổi sinh lý của các sinh vật biển này để chúng có được những phản xạ tốt nhất nhằm đáp ứng tối đa cho nhu cầu “thu thập thông tin” của quân đội.

Dự án PALS dự trù kéo dài trong 4 năm với những thí nghiệm “kín” không thể công khai, bao gồm các khâu nghiên cứu về sinh học, hóa học, vật lý, trí thông minh nhân tạo, hải dương học, kỹ thuật ứng dụng…

Dự án PALS sẽ được triển khai vào đầu tháng 3 tới đây qua một cuộc họp toàn thể tại hạt Arlington, bang Virginia (Mỹ), trong đó các phòng thí nghiệm và các doanh nghiệp nào muốn tham gia đề đạt dự án của mình sẽ được mời dự.

RELATED ARTICLES

Tin mới