Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiNhật Bản ‘cảnh giác’ trước cuộc đàm phán Mỹ – Triều?

Nhật Bản ‘cảnh giác’ trước cuộc đàm phán Mỹ – Triều?

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ thăm Washington vào tháng 4 tới để tìm kiếm sự hợp tác với Tổng thống Donald Trump, tờ Nikkei đưa tin hôm 10/3.

Với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump dự định gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, Thủ tướng Shinzo Abe muốn đảm bảo rằng những ưu tiên của ông, chẳng hạn như vấn đề thả tự do cho các công dân Nhật Bản bị các đặc vụ Bình Nhưỡng bắt cóc, sẽ không bị bỏ qua trong các cuộc đàm phán.

Thủ tướng Nhật Bản sẽ tới Washington vào đầu tháng 4 tới, để thúc giục ông Trump gây áp lực lên Triều Tiên về vấn đề bắt cóc cũng như vấn đề các tên lửa tầm ngắn, có thể nhắm mục tiêu đến Nhật Bản. Ông Abe và Tổng thống Trump đã đồng ý tổ chức một cuộc gặp cấp cao trong khi nói chuyện điện thoại hôm thứ Sáu (9/3).

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang nói với các phóng viên về cuộc điện thoại của ông với Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/3.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang nói với các phóng viên về cuộc điện thoại của ông với Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/3. (Ảnh: Uichiro Kasai)

Thủ tướng Abe nói với Tổng thống Mỹ rằng các gia đình những nạn nhân bị bắt cóc tất cả đều “xúc động” bởi quyết tâm của ông Trump khi gặp ông Abe vào tháng 11/2017 tại Nhật Bản. Sau đó, ông Abe nói với các phóng viên rằng ông đã yêu cầu sự hợp tác của tổng thống Mỹ trong việc giải quyết vấn đề, và ông Trump trả lời rằng ông ấy hiểu.

Tokyo mong muốn có một giải pháp toàn diện về Triều Tiên, bao gồm vấn đề bắt cóc và phát triển tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng, dẫn đến việc bình thường hóa các quan hệ song phương. Nhưng, những vụ Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản trong thời gian trước đây, không phải là mối quan tâm trực tiếp của Mỹ. Ông Abe quan ngại rằng vấn đề này sẽ không nằm trong nội dung đàm phán giữa Tổng thống Donald Trump và ông Kim Jong Un, trừ khi ông Abe nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trước, với ông Trump.

Sau cuộc nói chuyện điện thoại giữa Thủ tướng Abe và Tổng thống Trump, Nhà trắng cho biết cả hai nhà lãnh đạo khẳng định vẫn tiếp tục hợp tác “duy trì áp lực và thực thi các biện pháp trừng phạt quốc tế, cho đến khi Triều Tiên tiến hành các biện pháp rõ ràng, nhằm tiến tới phi hạt nhân hoá hoàn toàn, có thể kiểm chứng được và không thể đảo ngược được”. Tuy nhiên, tuyên bố của Nhà Trắng lại không đề cập gì đến vấn đề bắt cóc.

Nhật Bản cũng quan ngại nếu Mỹ chỉ tập trung cho vấn đề tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên. Đối với Washington, mối đe dọa lớn nhất là Bình Nhưỡng có được khả năng phóng đầu đạn hạt nhân đến toàn bộ lãnh thổ nước Mỹ. Ngay cả khi Washington thuyết phục được Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa ICBM, Bình Nhưỡng vẫn có tên lửa tầm ngắn và tầm trung, có thể tiếp cận tới lãnh thổ Nhật Bản.

Phát biểu trước Nghị viện Nhật Bản vào tháng 2/2018, ông Abe cho rằng Triều Tiên có thể đã triển khai hàng trăm tên lửa Rodong có khả năng phóng tới hầu hết lãnh thổ Nhật Bản.

Nhật Bản đã cảnh giác trước sự thay đổi hòa giải của Hàn Quốc với Triều Tiên dưới thời Tổng thống mới Moon Jae-in, với quan ngại rằng Bình Nhưỡng có thể sử dụng một cuộc đối thoại để ‘câu giờ’ cho việc phát triển hạt nhân và tên lửa của mình. Tokyo cũng chưa đưa ra đánh giá về cuộc họp cấp cao liên Triều được lập kế hoạch vào cuối tháng 4 tới.

Nhưng với cuộc gặp cấp cao Mỹ – Triều Tiên, hiện dự kiến vào tháng 5 tới, ông Abe quyết định tích cực thúc đẩy những mối quan tâm của Nhật Bản.

Hôm thứ Sáu (9/3), một quan chức Nhật Bản cho hay Washington đã thông báo trước cho Tokyo rằng Tổng thống Trump có thể gặp ông Kim trong thời gian tới để đàm phán. “Mọi thứ đang diễn ra rất nhanh”, quan chức này nhận định.

RELATED ARTICLES

Tin mới