Hôm thứ Bảy (31/3), trong sự kiện tưởng nhớ 60 năm lưu vong, Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi người Tây Tạng kiên định đồng lòng, trong bối cảnh Ấn Độ thực hiện chính sách ngoại giao “một Trung Quốc” nhằm tránh các xung đột quân sự với Bắc Kinh, theo Nikkei.
Trong sự kiện “Cảm ơn Ấn Độ” diễn ra hôm thứ Bảy (31/3), Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi người dân Tây Tạng duy trì sự đoàn kết đồng lòng. Sự kiện này được tổ chức tại một thị trấn sườn đồi nhỏ nhằm kỷ niệm 60 năm Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo Tây Tạng, tị nạn sang Ấn Độ.
“Cảm ơn Ấn Độ”
Theo kế hoạch ban đầu, sự kiện sẽ được tổ chức tại thủ đô New Delhi, tuy nhiên đã được chuyển sang Dharamsala, vì Ấn Độ cố gắng tránh đối đầu với Trung Quốc. Chỉ có Bộ trưởng Bộ Văn hóa Ấn Độ là bộ trưởng duy nhất tham dự sự kiện này, Nikkei cho biết.
Theo tin chính thức, chính phủ New Delhi cho biết, chính sách của Ấn Độ đối với Đạt Lai Lạt Ma không suy chuyển, tuy nhiên sự kiện của chính phủ lưu vong Tây Tạng cần chuyển tới Dharamsala vì cần tôn trọng các yếu tố cần thiết trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ.
Tại sự kiện, Đạt Lai Lạt Ma phát biểu: “Ngày hôm nay chúng ta kỷ niệm 60 năm lưu vong và chúng ta tin tưởng, và chúng ta có thể thấy được hình ảnh tương lai của chúng ta được hình thành”. Ông nhấn mạnh mối quan hệ “mạnh mẽ keo sơn giữa Ấn Độ và Tây Tạng”, nói rằng cả hai khu vực đã chia sẻ một “mối quan hệ sâu sắc về văn hóa và văn học”.
Năm 1950, Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát Tây Tạng, sự kiện mà Trung Quốc gọi là “tự do cho hòa bình”. Tháng 3/1959, Đạt Lai Lạt Ma, khi đó 23 tuổi, đã trốn sang Ấn Độ cùng với những người đi theo ông.
Tây Tạng (Ảnh: cruisecritic)
Sau đó, thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru hoan nghênh các nhà sư và chấp thuận Đạt Lai Lạt Ma chọn Dharamsal là nơi sống lưu vong. Dharamsal (còn có tên Trống Nguyện cầu – là một thị trấn tọa lạc tại miền bắc bang Himachal Pradesh).
Tuy nhiên, mối quan hệ này đã suy yếu, khi Ấn Độ cố gắng cải thiện mối quan hệ và né tránh xung đột với Bắc Kinh.
Tây Tạng (Ảnh: cruisecritic)
Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru
Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru (14/11/1889 – 27/5/1964), nhân vật trung tâm của chính trường Ấn Độ trong phần lớn thế kỷ 10. Ông nổi lên như là lãnh đạo tối cao của phong trào độc lập Ấn Độ dưới sự giám hộ của Mahatma Gandhi và điều hành Ấn Độ từ khi thành lập quốc gia độc lập vào năm 1947 cho đến khi ông qua đời vào năm 1964. Thủ tướng Nehru được coi là kiến trúc sư của nhà nước Ấn Độ hiện đại. Con gái ông, bà Indira Gandhi cũng là một thủ tướng Ấn Độ.
Chính sách một Trung Quốc
“Từ thời Nehru tới Modi, chúng tôi đã theo sát chính sách 1 Trung Quốc” – Tổng thứ ký Đảng Bharatiya của Thủ tướng Ấn Độ Modi đã cho biết. Sự liên kết giữa Ấn Độ và Tây Tạng “rất ít yếu tố chính trị mà nhiều tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa’.
Lệnh cấm chưa từng có của Ấn Độ với Tây Tạng
Đầu tháng 4 (2018), Ấn Độ ban hành một lệnh cấm chưa từng có, cấm người Tây Tạng tổ chức một cuộc tụ hội với Đại Lai Lạt Ma tại New Delhi để đánh dấu 60 năm kể từ ngày bắt đầu cuộc nổi dậy bất thành chống lại sự cai trị của Trung Quốc. Đạt Lai Lạt Ma cũng hủy chuyến thăm khu vực biên giới Ấn Độ Sikkim trong tuần này được tổ chức bởi các quan chức địa phương nhằm tránh làm Trung Quốc không hài lòng.
Lệnh cấm này được cho rằng trái ngược với phong trào tự do của Đạt Lai Lại Ma tại Ấn Độ, bao gồm cả khu vực đông bắc Arunachal Pradesh, nơi Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền, theo Nikkei.
Tây Tạng (Ảnh: cruisecritic)
Thủ tướng Tây Tạng Lobsang Sangay
Hôm thứ Bảy (31/3), Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong Lobsang Sangay, đã phê phán chính sách Tây Tạng của Trung Quốc: “Đã 60 năm kể từ khi cuộc xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc tại Tây Tạng, 60 năm phá hủy nền văn minh Tây Tạng, văn hóa Tây Tạng và bản sắc Tây Tạng”.
Ông Lobsang Sangay là một nhà học giả Harvard, người tiếp quản vai trò chính trị của Đạt Lai Lạt Ma. Ông Lobsang đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Tây Tạng và Đạt Lai Lạt Ma là chủ trì buổi lễ tại Dharamsala, Ấn Độ. Đạt Lai Lạt Ma vẫn là lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng lưu vong.
Tây Tạng (Ảnh: cruisecritic)