Một tháng sau khi đảm nhận vai trò Thủ tướng mới của Nepal, ông Khadga Prasad Oli đã khởi động các hoạt động “cân bằng ngoại giao hoàn hảo” hôm thứ Sáu (6/4) với hy vọng kiếm được càng nhiều viện trợ tài chính càng tốt từ cả Ấn Độ và Trung Quốc.
Trong chuyến đi 3 ngày tới Ấn Độ, ông Oli hy vọng thu hút đầu tư tiền mặt từ quốc gia này. Trung Quốc cũng đã mời ông Oli tới thăm.
Truyền thông địa phương chưa xác nhận sự có mặt của ông tại sự kiện thường niên “Diễn đàn Baao Châu Á” (Boao Forum for Asia) được tổ chức tại Hải Nam, Trung Quốc từ ngày 8-11/4, nơi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham gia diễn thuyết.
Trung, Ấn xung đột – Nepal ở giữa tìm lợi thế
Nepal là tâm điểm của cuộc xung đột về quyền lực giữa Ấn Độ và Trung Quốc do vị trí chiến lược giữa hai nước.
Ông Oli biết rõ điều này, và tận dụng nó để tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính tối đa từ cả hai phía. Nhưng để làm được điều đó, ông đã bước đi hết sức cẩn thận.
Đảng Cộng sản Nepal của ông Oli, cùng liên minh cựu phiến quân Maoists, đã giành được chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử năm ngoái với lời hứa tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị.
Liên minh này từng hứa hẹn có thể giúp đất nước phản kháng lại sức mạnh cơ bắp của láng giềng Ấn Độ. Bây giờ, ông Oli phải làm theo lời hứa.
Trong nhiệm kỳ ông Oli làm thủ tướng lần trước (từ tháng 10/2015 – tháng 8/2016), Ấn Độ đã áp đặt sưu cao thuế nặng, bao vây không chính thức Nepal khiến người dân địa phương đói ăn, thiếu nhiên liệu và thuốc men kéo dài vài tháng, do Delhi không hài lòng với một hiến pháp mới được thiết lập bởi Kathmandu (thủ phủ của Nepal).
Nepal là một quốc gia đa sắc tộc, với tiếng Nepal là ngôn ngữ chính thức. Quốc gia Himalaya giáp Trung Quốc về phía Bắc, giáp Ấn Độ phía Nam, Đông và Tây, cách lãnh thổ Bangladesh 27 km từ Đông Nam.
Nepal đa dạng về địa lý, có các đồng bằng phì nhiêu, các đồi rừng cận núi cao, và có 8 trong số 10 núi cao nhất thế giới, trong đó có núi Everest. Kathmandu là thủ đô và thành phố lớn nhất của Nepal.
Ấn Độ lo lắng bởi sự kết thân của Bắc Kinh với Kathmandu
Nhưng với sự kết thân của Bắc Kinh với Kathmandu, Delhi giờ đây lại nhiệt tình hàn gắn với việc chính phủ Ấn Độ cử Ngoại trưởng Sushma Swaraj tới Nepal, thậm chí ngay cả trước khi ông Oli được chỉ định trở thành Thủ tướng. Sự căng thẳng giữa Bắc Kinh và Delhi tạo ra lợi ích cho Kathmandu.
Ông Oli đang dựa vào Ấn Độ và Trung Quốc tìm kiếm đầu tư vào các cơ sở hạ tầng bao gồm thủy điện, đường sắt, đường bộ và sân bay.
Trong nửa giờ làm việc hôm thứ Ba (3/3/) tại Quốc hội Nepal, ông Oli cam kết với các nhà lập pháp, nhấn mạnh “chính phủ muốn xây dựng lòng tin và tình hữu nghị với Ấn Độ dựa trên sự quan tâm và tôn trọng lẫn nhau”.
Ông Oli sẽ dẫn dắt một phái đoàn 44 thành viên tới Ấn Độ, tại đây ông có cuộc thảo luận riêng với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Tuy nhiên, Geja Sharma Wagle, một nhà phân tích chiến lược địa chính trị Nepal, nói mục đích chính chuyến đi của ông Oli là “trấn an” Ấn Độ, và nếu có điều gì xảy ra thì sẽ tính sau.
Sau khi Nepal bị Ấn Độ phong tỏa, chính phủ ông Oli đã chuyển sự trung thành đáng kể sang Trung Quốc.
Thủ tướng Nepal ngoại giao ngọt ngào với cả 2 phía
Tháng 3/2016, Nepal đã ký hợp đồng thương mại dài hạn và các hiệp định quá cảnh với Trung Quốc nhằm chấm dứt sự độc quyền của Ấn Độ trong việc tiến nhập vào Nepal cần thông qua Ấn Độ.
Nepal cũng khiến Ấn Độ vô cùng thất vọng khi chấp thuận trở thành một phần của sáng kiến Vành đai – Con đường của Trung Quốc vào tháng 5/2017 sau khi 2 bên ký thỏa thuận tại Kathmandu, mặc dù chi tiết vẫn chưa được làm rõ.
Ông Purna Basnet, Tổng biên tập của kênh thông tin Nepal Khabar, nói Thủ tướng Oli đang nhìn nhận Bắc Kinh như một đồng minh đáng tin cậy có thể giúp ông thực hiện lời hứa của mình.
“Thỏa thuận thực tế sẽ thực hiện với Trung Quốc”, Basnet cho biết, “Chiến lược của ông Oli là nói ngọt với Ấn Độ, trong khi lại hợp tác với Trung Quốc để tăng cường đầy tư và thương mại tại Nepal’.
Đối với Ấn Độ, Nepal là một vùng đệm quan trọng. Mùa hè năm ngoái, Ấn Độ và Trung Quốc đã có đụng độ tại khu vực biên giới đang tranh chấp, dẫn tới tình trạng căng thẳng kéo dài 2 tháng tại Doklam, một điểm nối giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan, bên rìa dãy Himalayas.
Dãy Himalaya, Nepal (Ảnh: Justgiving)
Nepal – lớp đệm vùng biên cho các chiến lược quân sự của Trung Quốc
“Nepal bị kẹp giữa Trung Quốc và Ấn Độ như chiếc bánh mì sandwich, như những lớp đệm cho các chiến lược quân sự dài hạn của Ấn Độ”, ông Srikanth Kondapalli, Giáo sư thuộc Đại học Jawaharlal Nehru tại Ấn Độ, cho biết.
Làm thế nào ông Oli có thể thắt chặt sợi dây thừng giữa hai gã khổng lồ kinh tế và chính trị để bảo tồn được di sản của mình.
Trung Quốc hiện tại đang tham gia xây dựng một sân bay khu vực tại thị trấn du lịch Pokhara phía Tây Nepal và đang nâng cấp một vành đai chính tại Kathmandu.
Bản đồ Nepap với thủ phủ Kathmandu kẹp giữa Trung Quốc và Ấn Độ (Ảnh: Dandapani)
Tháng 11/2017, chi nhánh Tập đoàn Three Gorges của Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với Nepal hình thành một liên doanh phát triển dự án thủ điện tại Tây Seti, Nepal.
Ông Oli cũng nói sẽ rút lại quyết định của Quốc hội Napal trước đây, được coi là có lợi cho Ấn Độ, đã phá bỏ một thỏa thuận với Trung Quốc nhằm phát triển một dự án nhà máy thủy điện Budhi Gandaki với công suất 1.200 MW tại trung tâm Nepal.
Nhưng trong chuyến thăm Ấn Độ, ông Oli và ông Modi cũng có thể khánh thành xây dựng dự án nhà máy thủy điện Arun 3 với công suất 900 MW được Ấn Độ xây dựng. Giáo sư Kondapalli nói Ấn Độ cũng có thể có lợi ích từ dự án này.
“Nếu Nepal xây dựng các nhà máy thủy điện như vậy, Ấn Độ cũng có thể trợ cấp cho tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Uttar Pradesh và Bihar, nơi lượng tiêu thụ đang tăng lên nhờ công nghiệp hóa”, ông nói.
Hiện tại, Nepal sẽ tiếp tục gây sức ép khi Ấn Độ và Trung Quốc sử dụng quyền lực tầm ảnh hưởng khu vực của họ.
Có thể ông Oli đã thực sự biết bên nào ông có thể tin tưởng, tuy nhiên hiện tại ông đã vờ rằng ông chưa có quyết định đâu là lựa chọn tốt nhất, ít nhất trong thời điểm này, các nhà phân tích cho biết.