Wednesday, January 15, 2025
Trang chủQuân sựKịch bản tấn công của Mỹ và đồng minh vào Syria: Đánh...

Kịch bản tấn công của Mỹ và đồng minh vào Syria: Đánh một trận sạch không kình ngạc?

Nguy cơ Mỹ và liên quân tấn công ồ ạt vào Syria, bất chấp những lời cảnh báo cứng rắn của Nga, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Thời hạn 48h mà TT Trump đưa ra đã sắp hết.

Ảnh minh họa.

Những động thái chuẩn bị về mặt quân sự của các bên đã minh chứng cho điều đó.

Có thể nói nguy cơ Mỹ và liên quân can thiệp quân sự vào Syria, bất chấp những lời cảnh báo cứng rắn của Nga, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Những động thái chuẩn bị về mặt quân sự của các bên đã minh chứng cho điều đó. Vậy nếu can thiệp quân sự xảy ra, Mỹ và liên quân sẽ dùng kịch bản tấn công nào và liệu quả bom chiến tranh có thể được tháo kíp an toàn?

Can thiệp quân sự hạn chế hay toàn diện?

Với tương quan lực lượng và cách bố trí lực lượng hiện tại, nếu xảy ra can thiệp quân sự vào Syria, có thể nói chắc chắn đòn tấn công phủ đầu sẽ là các đơn tấn công bất ngờ bằng tên lửa hành trình Tomahawk nhằm vào căn cứ quân sự, trận địa phòng không, trung tâm chỉ huy của Syria.

Mục đích chính của các đợt tấn công bằng tên lửa Tomahawk là nhanh chóng đánh gục hệ thống phòng không của Syria, tiêu hao một phần năng lực chỉ huy và tác chiến của Quân đội Syria. Mặt khác, các đợt tấn công tên lửa cũng giúp phát hiện các trận địa tên lửa phòng không còn ẩn giấu của Syria.

Trong kịch bản quân sự thành công nhất, hệ thống phòng không Syria bị đánh gục, máy bay chiến đấu, ném bom của Mỹ và liên quân từ tàu sân bay trên Địa Trung Hải, các căn cứ không quân ở Thổ Nhĩ Kỳ, Kuwait, đảo Síp… sẽ đồng loạt tham chiến, “dọn dẹp” các mục tiêu phòng không còn lại và tấn công các mục tiêu có giá trị cấp chiến lược trong lãnh thổ Syria.

Tuy nhiên, nếu các đợt tấn công bằng tên lửa Tomahawk không đạt được kết quả như mong muốn (tỷ lệ trượt mục tiêu cao, không đánh gục được hệ thống phòng không Syria…), Mỹ và liên quân sẽ buộc phải sử dụng vũ khí tấn công chính xác cao phòng ngoài tầm phòng không của đối phương để từng bước vô hiệu hóa khả năng phòng thủ của Syria.

Chiến thuật từng được Không quân Israel áp dụng nhiều tại Syria và mới đây nhất là vụ tấn công do 2 máy bay F-15I phóng tên lửa hành trình Delilah nhằm vào sân bay T-4. Nếu kịch bản này xảy ra, đây sẽ là cuộc chiến hao tiền, tốn của đối với Mỹ và đồng minh.

Đối với kịch bản can thiệp quân sự vào Syria, cần phải nhấn mạnh rằng, dù có sử dụng vũ lực, nhưng cả Nga và Mỹ đều ý thức được việc không thể đẩy cuộc xung đột thành chiến tranh toàn diện hay chiến tranh hạt nhân vì sẽ không có ai chiến thắng trong cuộc chiến cuối cùng. Như vậy, cuộc chiến tại Syria của Mỹ và đồng minh nếu có xảy ra sẽ chỉ là hành động quân sự cục bộ hoặc chớp nhoáng.

Syria liệu có dễ chơi?

Với những thông tin được công khai, cả Nga và Syria rõ ràng đều đang chuẩn bị cho mọi kịch bản có thể xảy ra trong cuộc khủng hoảng hiện nay, kể cả khả năng bị can thiệp quân sự.

Trong số những thông tin được công bố, có những thông tin đã “nửa kín, nửa hở” khẳng định Syria chắc chắn là “khúc xương khó nhằn” đối với Mỹ và đồng minh nếu can thiệp quân sự.

Trong ngày 10-4, xuất hiện nhiều thông tin về sự nhiễu loạn của tín hiệu định vị vệ tinh GPS tại khu vực phía Đông Địa Trung Hải, thậm chí có những nguồn tin xác nhận, tín hiệu GPS đã bị cắt đứt hoàn toàn.

Ngay sau đó, Nga đã lên tiếng phủ nhận có liên quan tới sự việc. Tuy nhiên, sự kiện nhỏ này không biết vô tình hay hữu ý gửi thông điệp tới Mỹ và đồng minh, nếu can thiệp quân sự vào Syria, sẽ không gì đảm bảo những tổ hợp vũ khí tối tân, dẫn đường chính xác cao bằng GPS bị mất điều khiển một cách “khó hiểu”.

Ngoài ra, trong ngày 11-4, dù chưa được kiểm chứng, nhưng một thông tin đáng chú ý nữa là việc Nga chuyển giao cho Syria tới 40 tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tầm thấp Pantsir-S1.

Giới chuyên gia đặt câu hỏi, tại sao Nga không cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại như S-300VM hay S-400 cho Syria, mà lại là Pantsir-S1. Thực tế việc cung cấp tổ hợp Pantsir-S1 đã là câu trả lời.

Với Pantsir-S1, khả năng phòng không tầm thấp chống lại các mục tiêu bay như tên lửa hành trình, bom thông minh và các máy bay đột kích của Syria sẽ được tăng lên đáng kể. Ngoài ra, Pantsir-S1 có khả năng cơ động cực cao, thời gian triển khai, thu hồi ngắn, rất phù hợp với chiến thuật “đánh và chạy” để hạn chế thiệt hại trong các đợt tập kích đường không.

Một yếu tố nữa cần tính tới là các tổ hợp phòng không S-400, S-300VM và hệ thống trinh sát, đối kháng điện tử hiện đại của Nga có thể sẽ không tham chiến, nhưng chúng chính là những “đài quan sát” chỉ điểm mục tiêu cho hệ thống phòng không Syria. Như vậy, liệu Mỹ và đồng minh có khẳng định được mình chắc thắng với đối thủ “bé hạt tiêu” Syria.

Quả bom chiến tranh liệu có thể được tháo ngòi an toàn?

Những tính toán thiệt hơn xung quanh khả năng can thiệp quân sự vào Syria chắc chắn đã nằm trên bàn của các nhà chiến lược Mỹ và đồng minh. Vậy liệu có kịch bản nào cho khả năng xuống thang căng thẳng mà vẫn đảm bảo được danh dự của các bên sau những tuyên bố đã sẵn sàng cho cuộc chiến.

Vấn đề chính của cuộc khủng hoảng Syria hiện nay chính là nghi vấn Quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học tại thị trấn Douma, Đông Ghouta. Dù còn nhiều vấn đề khác, nhưng chỉ cần kết luận điều tra của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) hoặc chuyên gia LHQ thì mọi việc có thể được giải quyết êm thấm. Tuy nhiên, đây chỉ “khe cửa” rất hẹp.

Trong ngày 11-4, giới truyền thông Nga đã công bố thông tin rộng rãi về trường quay dàn cảnh thảm họa nhân đạo và tấn công hóa học của tổ chức phi chính phủ “Mũ trắng” tại thị trấn Saqba, Đông Ghouta.

Tổ chức này bị cáo buộc dàn dựng những hình ảnh phi nhân tính, thảm họa nhân đạo để đổ lỗi cho lực lượng chính phủ Syria. Việc tung ra thông tin này vào đúng thời điểm tình hình Syria đang căng như dây đàn liệu có phải là ngẫu nhiên.

Liệu thông tin về tổ chức “Mũ trắng” chính là “con dê tế thần” được Nga và Syria đưa ra để giúp Mỹ và đồng minh xuống thang căng thẳng trong danh dự?

RELATED ARTICLES

Tin mới