Saturday, November 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao ông Trump hủy kế hoạch mở rộng trừng phạt Nga?

Vì sao ông Trump hủy kế hoạch mở rộng trừng phạt Nga?

Hành động mà biết trước kết quả sẽ không như ý muốn, thậm chí còn làm hại cho chính mình, chắc chắn Tổng thống Trump sẽ phải dè chừng, lưỡng lự…

CNN ngày 18/4 dẫn lời các quan chức cao cấp Mỹ cho hay, chính quyền Trump đã gọi điện cho Đại sứ quán Nga tại Mỹ thông báo rằng không có thêm đợt trừng phạt mới đối với Nga với cáo buộc ủng hộ chính phủ Syria sử dụng vũ khí hoá học.

Đại diện Nhà Trắng nhấn mạnh, thông tin Mỹ chuẩn bị mở rộng trừng phạt Nga là sự nhầm lẫn, bắt nguồn từ phát biểu của Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley trên truyền hình cuối tuần trước.

Vì vậy, Washington phải điện báo trực tiếp cho Moscow.

Xin nhắc lại là ngày 15/4, trả lời phỏng vấn trong một chương trình trên kênh truyền hình CBS của Mỹ, bà Haley đã tiết lộ rằng ngày 16/4 Bộ Tài chính Mỹ sẽ công bố các lệnh trừng phạt mới đối với Nga. Song điều đó đã không xảy ra.

Vậy việc mở rộng trừng phạt Nga chỉ là do bà Haley lỡ lời với báo chí, nên Phủ Tổng thống Mỹ phải đính chính? Giới phân tích cho rằng Washington đã có kế hoạch mở rộng trừng phạt Nga, chứ không phải là “sản phẩm” của bà Haley lúc cao hứng.

Chính đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ không nói với phía Nga việc Washington đã từ bỏ hoàn toàn ý định trừng phạt Moscow hay liệu Moscow có còn đối mặt với nguy cơ cấm vận nào khác, liên quan đến vấn đề Syria hay không, theo CNN.

Dù các quan chức cao cấp tại Washington cho biết vẫn chưa rõ tại sao Tổng thống Trump lại phản đối đợt trừng phạt mới với Nga, song theo giới phân tích có thể nhận diện lý do vị tổng thống doanh nhân lưỡng lự như sau:

Thứ nhất, gia tăng trừng phạt Nga với lý do Moscow ủng hộ Damascus sử dụng vũ khí hoá học là quá mạo hiểm với quyền lực của người đứng đầu Nhà Trắng, khi chưa thể làm sáng tỏ có hay không một cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học tại Douma.

Cho đến nay, các gói trừng phạt kinh tế Nga xoay quanh hai vấn đề. Thứ nhất là việc Nga tái sáp nhập bán đảo Crimea và vai trò của Moscow trong cuộc xung đột tại Ukraine. Thứ hai là Kremlin bị cho là can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Trong cả hai trường hợp, chính quyền Mỹ không phải làm sáng tỏ vụ việc, một phần vì thực tế đã diễn ra, một phần thì các nhánh quyền lực khác – cụ thể là tình báo, an ninh và Quốc hội Mỹ – chịu trách nhiệm làm sáng tỏ vấn đề.

Song nếu lần này chính quyền Trump quyết định áp đặt gói trừng phạt mới với Nga,  Nhà Trắng phải tự chứng minh cơ sở cho việc ra quyết định. Trong khi đó việc Syria sử dụng vũ khí hoá học còn chưa được làm rõ, sao khẳng định Nga đồng phạm.

Ngay cả nếu Damascus sử dụng vũ khí hoá học, cũng chưa thể khẳng định Moscow bao che cho hành động đó. Do vậy, nếu vội vã quyết định mở rộng trừng phạt Nga, một lần nữa Tổng thống Trump tự gia cố chắc hơn lồng nhốt quyền lực của mình.

Vi sao ong Trump huy ke hoach mo rong trung phat Nga?
Kịch bản vũ khí hoá học Syria quá mơ hồ, khiến Tổng thống Trump sẽ gặp nguy hiểm nếu lấy đó làm cơ sở trừng phạt Nga

Rõ ràng, hành động theo kiểu “bịt mắt đánh trống” là cực kỳ nguy hiểm, khi cácđối thủ của Tổng thống Trump đang quyết đẩy vị tổng thống doanh nhân vào tình thế bất lợi, mà cái bẫy “điều tra yếu tố Nga” luôn có thể sập bất cứ lúc nào.

Thứ hai, công hiệu của các gói trừng phạt Nga được Mỹ áp đặt từ năm 2014 đến nay đã không đạt được như tính toán của tác giả, thậm chí trong nhiều trường hợp Washington đã lãnh đòn hồi mã thương khi Moscow tương kế tựu kế.

Cho đến lúc này, có thể khẳng định Nga đã vượt cấm vận thành công sau khi không thể thoát được cấm vận của Mỹ và phương Tây. Tất cả những chuyễn động chính trị, kinh tế, xã hội tại xứ sở bạch dương đã chứng minh trừng phạt Nga mất dần tác hiệu.

Không những vậy, Moscow còn thể hiện được sức mạnh Nga trong quan hệ đối ngoại, qua đó giúp cho nước Nga chiếm lĩnh ngày càng nhiều mặt bằng sân khấu chính trị thế giới.

Việc Nga vượt cấm vận hiệu quả có lý do rất quan trọng, đó là lệnh trừng phạt Nga được thiết kế cho ngắn hạn phải áp dụng trong dài hạn, bởi nước Nga không sụp đổ và Tổng thống Putin không gục ngã.

Nếu Tổng thống Trump tung gói trừng phạt mới vì Nga bao che Syria sử dụng vũ khí hoá học, chắc chắn lại rơi vào cảnh trừng phạt không như ý, vì vị thổng thống doanh nhân vẫn phải “bịt mắt đánh trống”, khi kịch bản vũ hoá học Syria luôn rất mơ hồ.

Hành động mà biết trước kết quả sẽ không như ý muốn, thậm chí còn làm hại cho chính mình, chắc chắn Tổng thống Trump sẽ phải dè chứng, lưỡng lự, nhất là khi ông không rơi vào cảnh bị thúc ép như việc luật hoá trừng phạt Nga.

Thứ ba, trừng phạt Nga luôn đồng nghĩa với việc thu hẹp dòng lợi ích chảy về Mỹ và điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến ước vọng “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” và không thể chứng minh phương châm “Mỹ trên hết”.

Vi sao ong Trump huy ke hoach mo rong trung phat Nga?
Chỉ các công ty niêm yết của Mỹ đã tạo ra doanh thu tới 90 tỷ USD tại thị trường Nga năm 2017

Chiến lược của Tổng thống Trump “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” gắn liền với việc gia tăng lợi ích Mỹ, mà được nhận diện qua 3 hiệu ứng : gia tăng lợi ích ngay tại nước Mỹ, ngăn lợi ích chảy ra khỏi nước Mỹ và khơi dòng lợi ích chảy về Mỹ.

Việc trừng phạt Nga có ảnh hưởng rất lớn tới việc khơi dòng lợi ích chảy về Mỹ, thể hiện qua việc gây khó cho người dân và doanh nghiệp Mỹ khai thác lợi ích từ xứ sở bạch dương mang về làm giàu cho nước Mỹ.

Chính Reuters cho biết: “Mặc dù Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga từ năm 2014, nhưng các tập đoàn lớn của Mỹ, như Pepsi, McDonald’s… vẫn coi Nga là một thị trường tăng trưởng lợi ích mạnh mẽ”.

Theo thống kê của hãng tin Anh, gần như trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Mỹ đều có thực thể đầu tư tại Nga và luôn không muốn bị mất cơ hội khai thác lợi ích mang về cho nước Mỹ.

Trong lĩnh vực công nghệ, doanh thu sản phẩm của Cisco Systems Inc tại Nga đã tăng 20% ​​trong năm 2017, Apple Inc cũng có mức tăng trưởng doanh thu hai con số ở Nga, theo Giám đốc tài chính của công ty cho biết.

 
Hãng khổng lồ Boeing cũng xem Nga là thị trường chiến lược

Suốt quý I/2018, Giám đốc Tài chính Amy Hood của Microsoft Corp. đã liên tục kêu gọi chính quyền Mỹ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho hãng hoạt động tại thị trường Nga vì đây là thị trường chiến lược trọng điểm.

Trong lĩnh vực tiêu dùng, trong báo cáo lợi nhuận của Mondelez International Inc vào tháng 1/2018, Giám đốc điều hành Dirk Van de Put cho biết, công ty đã trở thành nhà sản xuất sôcôla hàng đầu tại Nga.

Theo báo cáo tài chính năm 2017, PepsiCo đã tạo ra doanh thu ròng tại Nga là 3,23 tỷ USD, chiếm 5,1% tổng doanh thu thuần của hãng. McDonald’s tăng trưởng hơn 80% tại thị trường Nga trong năm 2017.

Trong lĩnh vực dược phẩm, Johnson & Johnson (JNJ.N) đã xác định Nga là một thị trường chiến lược cho các nhãn hiệu tiêu dùng quen thuộc và đang mở rộng kinh doanh sang những sản phẩm mới.

Abbott Laboratories thì là một trong năm công ty hàng đầu thế giới về thuốc và thực phẩm chức năng có thương hiệu ở Nga, theo Giám đốc tài chính của công ty, Brian Yoor, cho biết

Trong lĩnh vực hàng không, tại Diễn đàn ngành công nghiệp diễn ra vào tháng 3/2018, đại diện Boeing cho biết hãng hàng không khổng lồ này đã xem Nga là một trong những thị trường tăng trưởng mạnh nhất trong 5 năm tới.

Trong lĩnh vực vận tải, doanh thu của Ford Motor Co tại thị trường Nga – thông qua liên doanh với Sollers PAO – kể từ khi đầu tư vào Nga năm 2015 – đã tăng gấp đôi trong năm 2017.

 
McDonald’s đi đầu trong việc khơi dòng lợi ích tại xứ sở bạch dương

Theo báo cáo tài chính hàng năm của Ford Motor Co, hãng xe hơi khổng lồ này hiện chiếm 3,1% thị phần tại Nga. Vào tháng 10/2017, đại diện hãng cho biết các kết quả kinh doanh tại Nga liên tục được cải thiện.

Theo Reuters, trong năm 2017, các công ty niêm yết công khai của Mỹ đã tạo ra hơn 90 tỷ USD doanh thu từ Nga. Rõ ràng, lợi ích khai thác từ Nga – dù bị thu hẹp bỡi lệnh trừng phạt – vẫn quá hấp dẫn với doanh nghiệp và người dân Mỹ.

Như vậy, có quá nhiều lý do để Tổng thống Trump lưỡng lự trong việc áp đặt gói trừng phạt mới với Nga chỉ vì cáo buộc một cách mơ hồ Moscow bao che chính quyền Syria sử dụng vũ khí hoá học.

RELATED ARTICLES

Tin mới